5. Kết cấu của đề tài
3.2.5. Các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra
Đưa ra yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chưa được chú ý đến.
- Chất lượng thẩm định và kiểm tra vốn vay sau khi cho vay chưa cao chủ yếu mang tính hình thức, phần lớn chỉ dựa vào các tài liệu do khách hàng cung cấp, không thẩm định kỹ các tài liệu đó một cách độc lập. Kết quả khảo sát thực tế về kiểm tra hồ sơ vay cho thấy chất lượng nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra vốn sau khi cho vay chưa đạt yêu cầu. Tình trạng sao chép lại thông tin do khách hàng cung cấp mà không cần đối chiếu, phân tích với các nguồn thông tin khác khá phổ biến. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của khách hàng không được đề cập kỹ trong các báo cáo. Việc cân đối tính toán giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay với vốn đã được giải ngân chưa được đề cập trong các đợt kiểm tra sử dụng vốn vay.
- Về quản lý, kiểm tra, giám sát khoản vay
Việc quản lý khách hàng, quản lý khoản vay còn lỏng lẻo, không thực hiện việc kiểm tra kiểm soát giải ngân hoặc nếu kiểm tra thì hết sức hình thức nên không phát hiện ra các vi phạm của khách hàng. Nhiều khách hàng sử dụng vốn vốn vay sai mục đích hoặc cho người khác vay lại với lãi suất cao nhưng trong biên bản kiểm tra vẫn ghi sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Hạn chế về đội ngũ cán bộ tín dụng
Tình trạng thiếu cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ tín dụng có kinh nghiệm là tình trạng phổ biến trong toàn hệ thống. Đội ngũ cán bộ tín dụng có đến 60% là cán bộ mới tuyển dụng, có thâm niên công tác dưới 2 năm nên trình độ năng lực thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế, chưa đủ sự tự tin để đưa ra kết luận độc lập, có độ tin cậy cao... Do vậy, việc đánh giá, phân tích phần lớn chỉ mang tính hình thức thủ tục.
Một số cán bộ tín dụng không chịu tu dưỡng, rèn luyện đã có hành vi vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ Ngân hàng dẫn đến có những lỗi sai phạm trầm trọng trong giải quyết cho vay như đòi tiền, ăn chia với khách hàng để có hậu quả là khoản vay khó đòi hoặc không thu hồi được nợ.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
3.3.1. Các nhân tố bên trong
Nhìn chung, chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, công tác quản lý rủi ro đã có chuyển biến tích cực và phát huy tác dụng, xong còn tồn tại ở một số mặt sau:
- Về chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên trong thời gian qua, mặc dù ở một mức độ nào đó đã phát huy được vai trò và hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát tín dụng, nhưng vẫn còn bộc lộ một số bất cập, chế nhất định. Đó là, trong một thời gian dài, Hội sở chính luôn giao cho các chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 25%- 30%/năm. Hơn nữa, chỉ tiêu trên còn được coi là một tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của chi nhánh. Hậu quả là các chi nhánh đã chấp nhận những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng định lượng. Chiến lược này đến nay đã cho thấy mặt trái của sự tăng trưởng nhanh như: nợ xấu gia tăng ngày một nhiều khi Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên chuyển sang chính sách thắt chặt tín dụng, thắt chặt các điều kiện, tiêu chuẩn vay vốn, thay vì giao mức tăng trưởng như trước kia thì nay khống chế mức tăng trưởng không được vượt trần hay không được vượt giới hạn tín dụng do Hội sở chính giao.
- Về quy trình chất lượng quản lý tín dụng và đội ngũ cán bộ tín dụng
Với số lượng nhân viên hạn chế, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên vẫn chưa thể quan tâm chăm sóc khách hàng chu đáo đến tất cả khách hàng, mà chỉ có thể quan tâm đến một số khách hàng quen thuộc thường xuyên giao dịch với Ngân hàng
Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Nhân viên tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu
phân tích, cho vay và thu hồi nợ. Thực tế mỗi nhân viên đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có biện pháp khen thưởng khi họ làm tốt công việc.
Một thời gian dài cơ chế chính sách còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm trong công việc như: Thưởng, phạt, truy cứu trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật pháp đối với các cá nhân, tập thể trong quá trình cho vay để phát sinh rủi ro, thất thoát vốn.
Mặt khác, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập trong công tác phân tích các thông tin kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài, phát sinh nợ xấu.
- Công tác thẩm định dự án vay vốn
Công tác thẩm định tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên còn nhiều thiếu xót. Thẩm định là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng. Nhưng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này nhiều nhân viên tín dụng mắc phải nhiều thiếu xót dẫn đến không thu hồi được các khoản nợ đúng hạn. Đây là một trong những ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng
Hiện nay nguồn thu thập thông tin chủ yếu của cán bộ tín dụng là từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và nguồn thông tin trên báo chí...Tuy nhiên, các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Nguyên nhân là do các khách hàng có quan niệm xem tất cả thông tin hoạt động kinh doanh của mình là “bí mật” và không muốn tiết lộ cho bất kỳ cơ quan nào, kể cả cơ quan thuế, hay cơ quan quản lý. Nếu có cung cấp ra ngoài thì các thông tin cũng đã được ”chỉnh sửa, nâng cấp”. Chính vì thế mà mức độ minh bạch, công khai về thông tin của các khách hàng rất kém. Đây có thể
- Công tác kiểm tra sau khi cho vay
Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng.
Phương pháp kiểm tra không khoa học, nhiều khi chỉ là kiểm tra có hình thức đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp. Còn tồn tại tình trạng gia hạn nợ dễ dãi, không tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong trả nợ vay mà chỉ làm theo yêu cầu của khách hàng.
- Giai đoạn thu hồi nợ
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kết thúc một chu kỳ cho vay, thu hồi vốn gốc và lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các cán bộ tín dụng còn xem nhẹ giai đoạn này và cũng chỉ thực hiện một số biện pháp bị động để thu hồi nợ như: làm thông báo nợ đến hạn, gọi điện thoại nhắc nợ,... mà chưa đi sâu vào theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền của khách hàng để có các biện pháp thu hồi nợ kịp thời.
- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là nguồn thu thứ hai của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện chưa đồng bộ, nhất quán nên thủ tục để phát mại, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ vay là rất mất thời gian và phức tạp. Ngoài ra, việc tài sản đảm bảo không đủ giấy tờ pháp lý, bị tranh chấp, giảm giá trị... Cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ.
- Cập nhật thông tin của khách hàng trong quan hệ tín dụng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng thấp, giá thành sản phẩm cao, Khách hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là việc kéo dài trong nhiều năm sự tồn tại của các khách hàng đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay Ngân hàng. Đây là
loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.
Mặc dù đã chuyển sang cơ chế vay trả, nhưng nhiều khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, nhiều công ty, tổng công ty vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, coi vốn vay là được cấp, ít nghĩ đến trách nhiệm trả nợ, nếu không trả được nợ thì đề nghị Nhà nước cho hoãn, giãn thời gian trả nợ, giảm lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ... Khi vay vốn của Ngân hàng để đầu tư thì hầu như không tài sản thế chấp mà thế chấp từ tài sản hình thành từ vốn vay, việc đăng ký giao dịch đảm bảo còn gặp rất nhiều trở ngại.
Tình hình tài chính của nhiều khách hàng doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng là doanh nghiệp chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của khách hàng do khách hàng cung cấp các thông tin tài liệu, số liệu không trung thực. Nhiều khách hàng là doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho Ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.
3.3.2. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường pháp lý
Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, vì vậy nhiều khách hàng do không theo kịp nên rơi vào thế bị động, dự báo nhu cầu thị trường không sát thực tế (như các sản phẩm xi măng, mía đường, thép...) dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Việc ban hành một số chủ trương chính sách kinh tế của Chính Phủ do không dự đoán trước được những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện, nên tạo ra những rủi ro bất lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số chính sách kinh tế khi ban hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hạn chế hoặc làm ngừng hẳn hoạt động của khách hàng (Đặc biệt là các khách hàng là tổ chức) như: Chính sách ngừng xuất khẩu gỗ, gạo; sự thay đổi trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng; thay đổi cơ chế lãi suất,
ít những khách hàng bị thua lỗ, thậm chí phá sản do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là Ngân hàng cho vay phải gánh chịu.
Nhiều cơ chế chính sách can thiệp quá sâu vào hoạt động của Ngân hàng đã cản trở Ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường, hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tạo ra tâm lý ỷ lại của cả Ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng nên không bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế trong và ngoài nước
Chịu ảnh hưởng một phần từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình kinh tế xã hội nước ta có nhiều diễn biến nhanh, bất thường, phức tạp. Bên cạnh đó, việc NHNN đã có thời điểm phải sử dụng cơ chế điều hành cũng như kiểm soát lãi suất, phí cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng...đã làm cho hoạt động của các NHTM trong đó có Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, khủng hoảng tài chính thế giới và tình hình kinh tế trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của các khách hàng, chủ yếu ở các khía cạnh sau:
Hoạt động SXKD của các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ đang rất khó khăn, thậm chí nhiều khách hàng doanh nghiệp trở nên chới với vì đang chịu đồng thời của các sức ép: Giá nguyên vật liệu đầu vào chưa giảm mạnh nhưng giá sản phẩm đã tụt dốc, nhu cầu mua hàng, tiêu dùng sụt giảm... Các yếu tố trên làm suy giảm hiệu quả SXKD và năng lực tài chính của các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng, làm cho việc quản lý và duy trì chất lượng tín dụng trở nên rất khó khăn.
Ngoài ra, thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh,... cũng là những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh. Đây là những rủi ro bất khả kháng, khó lường trước. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, nên bất kỳ sự rủi ro nào phát sinh sẽ làm gia tăng nợ xấu của Ngân hàng.
3.4. Đánh giá chung về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
3.4.1. Những kết quả đạt được về việc thực hiện nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã áp dụng một số công cụ quản lý rủi ro có hiệu quả như chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng; phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:
* Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro
Xử lý nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro được Ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng. Định kỳ, chi nhánh phải báo cáo tình hình cụ thể của từng khoản nợ quá hạn lên Ban giám đốc, tình hình thực hiện kế hoạch thu hồi nợ để Ban giám đốc nắm bắt kịp thời, phối hợp cùng các phòng, cán bộ liên quan xử lý.
- Thực hiện việc đánh giá lại TSĐB thường xuyên và liên tục: Định kỳ cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra thực tế tình hình TSĐB, định giá lại để phù hợp với chính sách Ngân hàng và thị trường.
- Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20%, không cho vay và hạn chế cho vay một số lĩnh vực theo quy định của thông tư 13.
- Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các quyết định của Ngân hàng Nhà nước: Các trường hợp cấm Ngân hàng không được tài trợ, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng