Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 124 - 126)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

4.4.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Để tạo điều kiện cho các NHTM được chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây

dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), kỳ hạn (forward), tương lai (future)...

Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc...để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Qúa trình thanh tra cần tập trung vào xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, việc buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống Ngân hàng.

Sớm nghiên cứu, ban hành quy chế hướng dẫn thực hiện chuyển nợ thành vốn góp vào các doanh nghiệp để giúp Ngân hàng có cơ sở tiến hành xúc tiến việc cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.

4.4.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp Ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về khách hàng và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ

sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các Ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các Ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các Ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các Ngân hàng Việt Nam cho các khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu vào phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tiếp giữa các Ngân hàng với CIC mà không thông qua các Ngân hàng chi nhánh Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 124 - 126)