Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 121 - 122)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.10.Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin là điều kiện cơ bản quyết định kết quả của công tác thẩm định và quyết định một khoản cho vay. Chính vì vậy, việc thu thập, lựa chọn, xử lý thông tin về khách hàng, thông tin về thị trường của khách hàng là việc làm rất quan trọng.

- Thu thập thông tin về khách hàng: hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thường chỉ do khách hàng cung cấp như các báo cáo tài chính trong các năm gần nhất, phương án sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thường ít được kiểm toán, kể cả trong trường hợp đã được kiểm toán thì mức độ tin cậy còn tùy thuộc vào công ty kiểm toán. Do vậy, đối với CBTD, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các bên liên quan như các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ dư luận xã hội hoặc dư luận trong nội bộ khách hàng.

- Thu thập thông tin về thị trường: Ngoài các thông tin về bản thân khách hàng, CBTD còn phải thu thập các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như: tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, các chính sách liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, theo dõi diễn biến của thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp như tỷ giá, giá vàng, bất động sản…; theo dõi diễn biến thị trường của tài sản đảm bảo tiền vay.

- Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, CBTD phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập được để phân tích, đánh giá khách hàng, ra quyết định cho vay từ chối cho vay hoặc cho vay giúp Ban lãnh đạo có những quyết định chính

Để xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có kế hoạch trang bị đầy đủ, hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc phù hợp với lộ trình hiện đại hóa ngân hàng, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, khai thác tốt cơ sở dữ liệu của chương trình WB. Đồng thời tích cực hợp tác với Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, các ngân hàng hiện đại trên thế giới để cập nhật thông tin học hỏi kinh nghiệm một cách kịp thời. SHB Chi nhánh Bắc Ninh nên nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý các thông tin về hoạt động tín dụng. Trên cơ sở dữ liệu đã được cập nhật hàng ngày, phần mềm này cho phép người sử dụng có thể chiết xuất ra các loại báo cáo theo các tiêu thức khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào phục vụ yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 121 - 122)