5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu đo lường rủi ro tạ
Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
Để đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã và đang sử dụng các chỉ số đo lường sau:
- Doanh số cho vay và dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này cho biết quy mô hoạt
động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời cho thây mức độ đầu tư vào từng lĩnh vực rủi ro cao hay thấp. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu kế hoạch, căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước và khả năng của các chi nhánh, hội sở chính sẽ giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi nhánh trong toàn hệ thống.
- Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ: Phản ánh phần trăm (%) nợ quá hạn
trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này được quy định là dưới 3%.
- Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ: Cho biết trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần
trăm nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5). Được quy định dưới 3%.
- Tổn thất cho vay/ Cho vay: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tổn thất trong
hoạt động tín dụng Ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay, chỉ tiêu này nên được so với trung bình ngành.
- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo: Cho biết phần trăm nợ được đảm bảo
bằng tài sản (tối đa cho vay bằng 75% giá trị tài sản theo định giá). Tỷ lệ này được khuyến khích càng lớn càng tốt.
- Trích lập dự phòng rủi ro/ Cho vay: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình dự
trữ tổn thất tín dụng của Ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay, chỉ tiêu này cũng cho biết được chất lượng hoạt động tín dụng vì mức trích lập dự phòng rủi ro dựa vào các khoản vay có chất lượng thấp tức là có rủi ro cao. Tỷ lệ này được trích lập theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước (mức trích lập dự phòng chung là 5%).
Việc quản lý rủi ro tín dụng thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định giá trước phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu (bao gồm việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho Ngân hàng) cho đến khi thu hồi vốn.
3.2.3.1. Kết quả cho vay và dư nợ tín dụng tại Chi nhánh
Trước bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, với sự quyết tâm và nỗ lực hết mình của toàn hệ thống, hoạt động tín dụng đã đạt được kết quả nhất định. Số liệu kết quả thực hiện hoạt động tín dụng cụ thể ở các mặt hoạt động sau:
Bảng 3.8. Dư nợ tín dụng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền Số tiền % Số tiền % Quy mô tín dụng 628.547 736.567 17,18 775.950 5,35
- Dư nợ cho vay nền kinh tế 565.009 678.018 20 735.659 8,5 - Số dư bảo lãnh 63.538 58.549 - 7,85 40.291 -31,18
+ Số dư L/C 13.996 11.553 -17,45 10.678 - 7,57
(Nguồn: Trích báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết năm 2012 -> 2014)
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh vào cuối năm 2013 đạt 736.567 triệu đồng tăng 108.020 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2012, tốc độ tăng đạt 17,18%, trong đó:
- Dư nợ cho vay: đạt 678.018 triệu đồng, tăng 113.009 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2012.
- Dư bảo lãnh: đạt 58.549 triệu đồng, giảm 4.989 triệu đồng, tốc độ giảm 7.85% so với thực hiện vào cuối năm 2012.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh vào cuối năm 2014 đạt 775.950 triệu đồng tăng 39.383 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2013, tốc độ tăng đạt 5,35% trong đó:
- Dư nợ cho vay: đạt 735.659 triệu đồng, tăng 57.641 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 8,5% so với thời điểm cuối năm 2013.
- Dư bảo lãnh: đạt 40.291 triệu đồng, giảm 18.258 triệu đồng, tốc độ giảm 31,18% so với thực hiện vào cuối năm 2013.
Điểm đáng lưu ý là diễn biến hoạt động tín dụng năm 2014 hoàn toàn khác biệt so với các năm trước. Các năm trước đây, dư nợ cho vay hầu như không tăng trưởng trong các tháng đầu năm và có sự chuyển biến tăng dần vào các tháng cuối năm. Nhưng năm 2014 thì ngược lại, dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh và liên tục từ ngay từ các tháng đầu năm, tuy nhiên đến tháng 5 tốc độ tăng trưởng chững lại. Nửa cuối năm, dư nợ cho vay không những không tăng
mà có xu hướng giảm, trong đó tháng 10 giảm mạnh nhất, tháng 12 dư nợ cho vay có tăng so với thực hiện các tháng trước đó nhưng thấp hơn so với kết quả đạt được các tháng đầu năm.
* Cơ cấu dư nợ cho vay
Về bản chất, các chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ cho vay đạt mục tiêu đã đề ra và nằm trong tầm kiểm soát của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay cũng có biến động phức tạp.
Bảng 3.9. Cơ cấu dư nợ cho vay Agribank - Chi nhánh huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Cơ cấu dư nợ cho vay 565.009 678.018 735.659 113.01 20.00 57.641 5,35 - Theo ngoại tệ + VND 448.431 588.470 637.974 140.04 31.23 49.504 8,41 + Ngoại tệ (quy VND) 76.578 89.548 97.685 12.97 16.94 8.137 9,09 - Theo kỳ hạn + Ngắn hạn 213.247 247.879 218.762 34.632 16.24 -29.117 -11.75 +Trung hạn 110.230 160.014 230.139 49.784 45.16 70.125 43.82 +Dài hạn 241.532 270.125 286.758 28.593 11.84 16.633 6.16
Nếu loại trừ DN được BTC,
Chính phủ bảo lãnh 3.188 3.320 3.850 132 4.14 53 15.96
- Theo quy mô kinh doanh
+ Lớn 238.527 297.061 328.576 58.534 24,53 31.515 10,61
+Vừa và nhỏ 225.004 248.532 265.762 23.528 10.46 17.23 6,93
+ Cá nhân 101.478 132.425 141.321 30.947 30.50 8.896 6,72
- Theo tài sản đảm bảo
+ Có tài sản đảm bảo 555.062 668.156 725.872 11.094 20,38 57.716 8,64
+ Không có tài sản đảm bảo 9.947 9.862 9.787 -85 -0,85 -75 -0,76
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngoại tệ
Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy tình hình cho vay ngoại tệ có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2012 là 76.578 triệu đồng, năm 2013 là 89.548 triệu đồng tăng 12.970 triệu đồng (16,93%) so với năm 2012, năm 2014 là 97.685 triệu đồng tăng 8.137 triệu đồng (9,09%) so với năm 2013. Nguyên nhân tăng là do trong những năm gần đây các doanh nghiệp trong nước có xu hướng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và nhập khẩu một số hàng hóa về tiêu thụ trong nước nên các doanh nghiệp cần dùng đến ngoại tệ để tiện cho việc giao dịch.
0 100 200 300 400 500 600 700
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 448.431 588.470 637.974 76.578 89.548 97.685 241.532 270.125 286.758 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Nhìn vào biểu đồ 3.3 ta thấy, cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu cho vay và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2012 là 24.532 triệu
đồng, năm 2013 là 270.125 triệu đồng tăng 28.593 triệu đồng (11,84%) so với năm 2012, năm 2014 là 286.758 triệu đồng tăng 16.633 triệu đồng (6,16%) so với năm 2013. Mặc dù dư nợ cho vay tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2014 có xu hướng giảm hơn so với năm 2013. cho vay dài hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm là do Ngân hàng đang có chính sách hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và có xu hướng cho vay ngắn hạn nhiều hơn cụ thể là năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 213.247 triệu đồng, năm 2013 là 247.879 triệu đồng tăng 34.632 triệu đồng (16,24%) so với năm 2012, năm 2014 là 218.762 triệu đồng giảm 27.117 triệu đồng (giảm 11,75%) so với năm 2013. Nguyên nhân giảm cho vay ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 là do trong năm 2014 tình hình kinh tế suy giảm và đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm vì vậy nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh giảm. Mặt khác do chính sách điều tiết của Nhà nước là thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn của Ngân hàng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng nào cũng mong muốn gia tăng lợi nhuận vì vậy mà từ năm 2012 đến 2014 Ngân hàng có xu hướng gia tăng cho vay trung hạn nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận, cụ thể năm 2012 là 110.230 triệu đồng, năm 2014 là 160.014 triệu đồng tăng 49.784 triệu đồng (45,16%) so với năm 2012, năm 2014 là 230.139 triệu đồng tăng 70.125 triệu đồng (43,82%) so với năm 2013.
Bảng 3.10. Dư nợ cho vay theo quy mô kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 -2014
ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
- Theo quy mô kinh doanh
+ Lớn 238.53 42.22 297.06 43.81 328.58 44.66
+Vừa và nhỏ 225 39.82 248.53 36.66 265.76 36.13
+ Cá nhân 101.48 17.96 132.43 19.53 141.32 19.21
Tổng 565.009 100 678.018 100 735.659 100
0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 42.22% 43.81% 44.66% 39.82% 36.66% 36.13% 17.96% 19.53% 19.21% Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo quy mô kinh doanh
Nhìn vào biểu đồ 3.4 ta thấy dư nợ cho vay theo quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể năm 2012 dư nợ cho vay quy mô lớn chiếm 42,22%, quy mô cho vay vừa chiếm 39,82% và quy mô cho vay nhỏ chiếm 17,96%. Năm 2013 dư nợ cho vay quy mô lớn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 43,81% và có xu hướng tăng hơn so với năm 2012 là 24,53%, dư nợ cho vay quy mô vừa chiếm 36,66% chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng quy mô cho vay của Ngân hàng và có xu hướng tăng hơn so với năm 2012 là 10,45%, dư nợ cho vay quy mô nhỏ chiếm 19,53% trong tỷ trọng tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Năm 2014, dư nợ cho vay quy mô lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay 44.66% và vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2013 là 10,61%. Dư nợ cho vay quy mô vừa chiếm 36,13% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng 6,93% so với năm 2013, dư nợ cho vay quy mô nhỏ chiếm 19,21% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng 6,72% so với năm 2012. Mặc dù dư nợ cho vay theo quy mô kinh doanh của Ngân hàng năm 2014 có tăng hơn so với năm 2013 nhưng tốc độ tăng có giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2013 là do trong năm 2014 do kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của nước ta nên lạm phát tăng cao dẫn đến Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ hạn chế tín dụng nhằm giảm tối đa lạm
phát có thể xảy ra vì vậy tốc độ cho vay mặc dù vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không cao và có xu hướng giảm hơn so với năm 2013.
98.24% 1.76% 98.55% 1.45% 98.67% 1.33% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% 2010 2011 2012 Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo
TSĐB được coi là lá chắn giúp Ngân hàng thu hồi được vốn vay khi có rủi ro xảy ra. TSĐB có tính thanh khoản càng cao, giá trị lớn thì vốn vay cũng có khả năng thu hồi vốn cao hơn. Do vậy Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên để giảm thiểu rủi ro trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, giảm tỷ trọng dư nợ không có TSĐB. Năm 2012 cho vay không có TSĐB chiếm tỷ trọng 1,76% trong tổng dư nợ cho vay theo TSĐB, đến năm 2013 tỷ trọng cho vay không có TSĐB giảm xuống là 1,45% và đến năm 2014 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 1,33% trong tổng dư nợ cho vay theo TSĐB.
Bảng 3.11. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Ngành kinh tế Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Cho vay phục vụ thương nghiệp 122.537 185.786 194.67 63.25 51.62 8.88 4.78 Cho vay phục vụ CN chế biến 65.753 76.487 78.958 10.73 16.32 2.47 3.23 Cho vay phục vụ CN khác 34.653 30.437 29.967 -4.22 -12.17 -0.47 -1.54 Cho vay phục vụ CNSX chế tạo 36.759 46.758 49.875 10.00 27.20 3.12 6.67 Cho vay Bất động sản 56.723 54.987 52.639 -1.74 -3.06 -2.35 -4.27 Cho vay dịch vụ
vận tải, kho bãi 45.543 51.564 55.972 6.02 13.22 4.41 8.55
Cho vay KD khách
sạn, nhà hàng 11.896 19.659 28.257 7.76 65.26 8.60 43.74
(Nguồn: Trích báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết năm 2012 -> 2014)
Dư nợ tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, công nghiệp tập trung ở SX điện, xi măng, chế biến thủy sản; dịch vụ tập trung ở ngành vận tải, kho bãi, khách sạn, nhà hàng. Tốc độ tăng trưởng mạnh thuộc về các lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp, cho vay kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với các lĩnh vực có sự thay đổi, trong đó, cho vay kinh doanh khách sạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 65,25% so với năm 2012, sau đó là thương nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 51.6%; tiếp đó là cho vay công nghiệp 27,2%, dịch vụ 13,2%. Cho vay bất động sản có xu hướng giảm dần so với đầu năm (-4%). Trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với các lĩnh vực đã có sự giảm mạnh so với năm 2013. Cho vay khách sạn, nhà hàng có
tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với năm 2013 là 43,74%, tuy nhiên nó vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất; tiếp đó là cho vay dịch vụ vận tải, kho bãi 8,55%, tiếp đó là cho vay phục vụ công nghiệp sản xuất chế tạo 6,67%, cho vay thương nghiệp có tốc độ giảm mạnh so với tốc độ cho vay năm 2013, tốc độ tăng chỉ còn 4,78%, tiếp đó là cho vay phục vụ công nghiệp chế biến 3,23%. Cho vay phục vụ công nghiệp khác và cho vay bất động sản có xu hướng giảm mạnh (-1,54%) và (-4,27%). Sự sụt giảm đó là do chính sách tín dụng được điều chỉnh trong từng thời kỳ, trong đó đầu năm 2014, Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực này do lạm phát tăng quá cao, Chính Phủ và NHNN có chủ trương thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, các tháng cuối năm, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tiếp tục thực hiện cho vay tiêu dùng với các điều kiện được nới lỏng hơn thời điểm đầu năm nên dư nợ cho vay đã có phục hồi nhưng chưa trở về mức đầu năm.
Bảng 3.12. Tỷ trọng một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh
Năm 2012 % 2013 % 2014 %
Ngành kinh tế Số tiền Số tiền Số tiền
Cho vay phục vụ thương nghiệp 122.537 32.78 185.786 39.90 194.67 39.70
Cho vay phục vụ CN chế biến 65.753 17.59 76.487 16.42 78.958 16.10
Cho vay phục vụ CN khác 34.653 9.27 30.437 6.54 29.967 6.11
Cho vay phục vụ CNSX
chế tạo 36.759 9.83 46.758 10.04 49.875 10.17
Cho vay Bất động sản 56.723 15.17 54.987 11.81 52.639 10.74
Cho vay dịch vụ vận tải,
kho bãi 45.543 12.18 51.564 11.07 55.972 11.41
Cho vay KD khách sạn,
nhà hàng 11.896 3.18 19.659 4.22 28.257 5.76
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu một số ngành chiếm tỷ trọng lớn