Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Chỉ tiêu định tính

*Nhóm 1: Các chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng, cụ thể

- Mức độ vay thường xuyên tăng, chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cơ cấu nợ, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

Xu hướng của các tài khoản của khách hàng: Khó khăn trong thanh toán lương, giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ vốn lưu động, gia tăng khoản nợ thương mại...

Khách hàng thường xuyên sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, đồng thời là dấu hiệu về vốn điều lệ của khách hàng đang có xu hướng giảm sút...

* Nhóm 2: Các dữ liệu xử lý thông tin tài chính kế toán

Biểu hiện đầu tiên là việc khách hàng cố tình giả mạo các số liệu kế toán nhằm làm đẹp cho báo cáo tài chính trình Ngân hàng, làm gia tăng giá trị thực của các tài sản khác, trì hoãn việc trình các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng.

* Nhóm 3: Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý khách hàng

Thể hiện đầu tiên là việc thay đổi thường xuyên chính sách quản lý khách hàng, thay đổi cán bộ quản lý một cách bất hợp lý, các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý không chính xác, cán bộ có trình độ yếu kém không theo kịp sự phát triển của khách hàng... Chính từ những thay đổi và sự bất hợp lý trong quản lý khách hàng là một dấu hiệu khá rõ ràng trong việc làm phát sinh các rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.

* Nhóm 4: Các chỉ tiêu về ưu tiên trong kinh doanh

Do Ngân hàng quá chú trọng về các hợp đồng lớn mà bỏ qua các bước cần thiết trong thẩm định hay xem xét kỹ lưỡng trong quá trình ký hợp đồng tín dụng, hoặc rút ngắn thời gian thẩm định một cách quá bất cần... Đây chính là mối đe dọa lớn nhất thể hiện khả năng rủi ro tín dụng rất cao của Ngân hàng.

* Nhóm 5: Các chỉ tiêu kỹ thuật và thương mại

Biểu hiện cụ thể như: Sự thay đổi lãi suất, tỷ giá, thị hiếu trên thị trường, sự bất ổn trên thị trường trong thời gian gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO làm tăng tính cạnh tranh, xuất hiện nhiều đối thủ lớn... hoặc có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt từ những thay đổi chính sách của Nhà nước mà đặc biệt là chính sách thuế, sự không ổn định trong hệ thống pháp luật cũng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và cho cả Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 55)