Kiến nghị với Agribank-Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 126 - 134)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.3.Kiến nghị với Agribank-Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên

Trong hoạt động của Ngân hàng tồn tại nhiều loại rủi ro, các loại rủi ro không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi một loại rủi ro xảy ro vượt mức dự kiến, kiểm soát thì lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động khác của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ từng loại rủi ro góp phần đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng.

Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro chính thức của ngân hàng. Quy trình quản trị rủi ro là rất cần thiết không chỉ đảm bảo tính hiệu quả và khoa học của hoạt động quản trị rủi ro mà còn là cơ sở để đảm bảo sự phối hợp của các bộ phận chức năng và kinh doanh khác. Quản trị rủi ro không phải là một tác nghiệp cụ thể mà là một quá trình gồm công đoạn khác

nhau, chịu ảnh hưởng lẫn nhau: kết quả của công đoạn này là cơ sở để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Do vậy, quy trình cần chỉ rõ bao gồm ít nhất 5 bước cụ thể: (1) thu thập thông tin báo cáo của các phòng chức năng và các hoạt động kinh doanh đang tiến hành; (2) nhận dạng rủi ro có thể phát sinh đối với các loại hoạt động kinh doanh cụ thể; (3) phân tích và đo lường mức độ tổn thất xảy ra để trích lập quỹ dự phòng và xác định chi phí - lợi ích; (4) báo cáo kết quả phân tích và đề xuất những lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh kèm với phân tích lợi ích và rủi ro; (5) xây dựng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Quy trình rủi ro được hoàn thành và có thể phát hành dưới hình thức cẩm nang nghiệp vụ để cán bộ công nhân viên luôn dễ dàng sử dụng. Sau khi đưa vào áp dụng vẫn có thể được bổ xung hoàn thiện thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp với những thay đổi trong ngân hàng cũng như môi trường kinh tế xã hội và pháp lý.

KẾT LUẬN

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hầu hết là các doanh nghiệp, một trong những đối tượng để ngân hàng cung cấp tín dụng. Việc phân tích thẩm định đối tượng đi vay cùng phương án vay có vai trò hết sức quan trọng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chính vì lý do trên việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ngày càng được các NHTM coi trọng hơn, trong đó có Agribank Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên.

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua tăng trưởng cao nhưng vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, đó là hiệu quả hoạt động chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

Là một trung gian tài chính nên RRTD trong hoạt động của NHTM là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các NHTM đang đua nhau mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động kinh doanh làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt thì mức độ RRTD lại càng cao. Đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên”được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề

quan trọng cấp bách đối với hệ thống các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, bám sát mục tiêu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

2. Luận văn đã nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu và nêu lên những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình làm luận văn.

3. Luận văn đã tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên trong 3 năm 2012 đến 2014, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Huyện Phú Bình, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác QLRRTD của Agribank Huyện Phú Bình.

4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLRRTD tại Agribank Huyện Phú Bình, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng QLRRTD của Agribank Huyện Phú Bình trong thời gian tới. Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan...

Đây là một đề tài rộng lớn, có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội. 2. Agribank (2008), Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội. 4. Chính phủ (1999), Quyết định số 67/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 ban hành

một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

5. Chính Phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

6. Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp các nước đang phát triển,

NXB nông nghiệp Hà Nội.

7. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà xuất bản Lao động-xã hội, Hà Nội.

8. Hội đồng quản trị Agribank (2007), Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 ban hành quyết định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng, Hà Nội.

9. Hội đồng quản trị Agribank (2011), Quyết định số 1440/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/08/2011 ban hành quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007, Hà Nội.

10. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 1593/HĐTV-XLRR ngày 26/9/2011 ban hành quyết định về phân loại nợ, trích lập rủi ro theo Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007, Hà Nội.

11. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của Hội đồng thành viên Agriank “V/v ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”,Hà Nội.

12. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/04/2012 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v Ban hành quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank”, Hà Nội 13. Hội đồng thanh viên Agribank, Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR của

Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi do tín dụng trong hoạt động của Agribank”, Hà Nội.

14. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15 tháng 01 năm 2014 về một số chính sách tín dụng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.

15. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Quy định này thay thế Quy định cho vay đối với khách hàng; Quy trình cho vay đối với hội sản xuất nông nghiệp trong hệ thống Agribank trước đây, Hà Nội.

16. Hội đồng thành viên Agribank, Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07 tháng 8 năm 2014 “Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.

17. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (1999), Công văn số 320/CV-NHNN ngày 30 tháng 3 năm 1999 để hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 67 của Chính phủ. Trong đó giao trực tiếp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện, đồng thời khuyến khích các Tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2010) Thông tư số 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ V/v Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị

20. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình, Thái Nguyên.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tình hình tổng kết hoạt động năm, Thái Nguyên.

PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG

Thông tin về khách hàng vay vốn:

Họ và Tên khách hàng: ………... Địa chỉ: Thôn (Xóm,)……… Xã (Phường):………..…... Huyện... - Tỉnh... 1. Tuổi khách hàng:

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Trình độ văn hoá: Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp Cao đẳng Đại học 4. Thời điểm vay vốn:... 5. Qúy khác vay vốn dưới hình thức nào:

- Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

6. Qúy khách có nhận xét gì về thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình so với thái độ của nhân viên các Ngân hàng khác ?

- Tốt Trung bình Kém

7. Phí dịch vụ của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình so với các Ngân hàng khác ?

- Cao hơn Bằng Thấp hơn 8. Khi vay vốn, thủ tục vay vốn:

- Đơn giản Phức tạp Ý kiến khác 9. Mục đích của việc sử dụng vốn vay:

- Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Mục đích khác 10. Việc sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả như thế nào ?

- Cao Trung bình Thấp

11. Khi sử dụng vốn vay có thể gặp phải những rủi ro gì ?... 12. Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro đó ?

13. Khả năng trả nợ của khách hàng ?

- Trả đúng kỳ hạn Trả chậm Không có khả năng trả nợ 14. Nguyên nhân chậm trả nợ Ngân hàng ?

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÁN BỘ NGÂN HÀNG

I. Thông tin về cán bộ tín dụng, thẩm định

Họ và Tên: ………... Địa chỉ: Thôn (Xóm,)……… Xã (Phường):………..…... Huyện... - Tỉnh... 1. Tuổi cán bộ tín dụng:

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Trình độ văn hoá:

Trung cấp Cao đẳng Đại học Cao học Tiến sĩ

4. Kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tín dụng

5. Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có lập các chỉ số quản lý rủi ro không ?

- Có Không

6. Các chỉ số quản lý rủi ro (nếu có) cao hay thấp hơn các Ngân hàng khác ? - Cao hơn Bằng Thấp hơn

7. Tiêu chí để bạn xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến rủi ro tín dụng ? 8. Trước khi cho vay bạn có thực hiện theo đúng quy trình tín dụng của Ngân hàng hay không ?

- Có Không Ý kiến khác

9. Khi cho vay bạn phải thực hiện những khâu nào trong quy trình tín dụng? Cho vay có Tài sản đảm bảo hay không (Số tiền cho vay tối đa 70% giá trị tài sản bảo đảm theo định giá của Ngân hàng)?

10. Sau khi đã cho khách hàng vay bạn có thường xuyên kiểm tra định kỳ hoạt động sản xuất kinh, doanh của khách hàng hay không?

11. Dấu hiệu để bạn nhận biết rủi ro tín dụng là những dấu hiệu nào? 12. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 126 - 134)