Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

* Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ mà người vay không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn như hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng cao thì càng có nhiều khoản nợ chưa được thanh toán đúng hạn đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng càng lớn.

* Tỷ lệ nợ xấu:

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 24/4/2005 của thống đốc NHNH “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tài chính” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 × 100% Tổng dư nợ

Nợ xấu là nợ được phân vào nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nếu tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 5% thì chấp nhận được và tỷ lệ này càng nhỏ hơn 5% thì càng tốt.

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Các khoản nợ của khách hàng trả nợ đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại và đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ chờ xử lý, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Khi đó:

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 × 100% Tổng dư nợ

* Tỷ lệ nợ mất vốn: Đây là tỷ lệ của những khoản nợ có khả năng mất vốn, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng thì cần phải có trích lập quỹ dự phòng tín dụng cho những khoản vay thuộc nhóm này và phải luôn chú ý để tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để tránh rủi ro tín dụng. Công thức tính: Tỷ lệ nợ mất vốn = Dư nợ mất vốn × 100% Tổng dư nợ * Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của Ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng không tốt và rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải càng cao. Công thức tính: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro đã trích lập × 100% Tổng dư nợ

Ngân hàng thực hiện đã trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

* Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng thì các trường hợp sau được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD:

- Khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại điều 6 và điều 7 của quy định 493/2005/QĐ - NHNN. Công thức tính: Tỷ lệ bù đắp rủi ro = Dự phòng rủi ro đã bù đắp × 100% Tổng dư nợ

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 58)