Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 117 - 118)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực Ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ Ngân hàng.Vì vậy, để hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản Ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ Ngân hàng trên hai khía cạnh đó. Kết hợp đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ với đào tạo theo từng khoá học.

Đối với các cán bộ lãnh đạo Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên.

Đưa ra các chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc.

Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kinh nghiệm va công cụ quản lý quý báu

Ngoài ra, Ngân hàng cần có chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro cũng như như những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Ngoài các biện pháp trên, theo quan điểm cá nhân, Ngân hàng nên thực hiện mô hình nhắc nợ và trả nợ vay qua hệ thống điện tử. Khi cấp tín dụng, yêu cầu mọi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ nhắc nợ qua SMS, trước 10 ngày đến hạn dịch vụ nhắc nợ tin nhắn sẽ nhắn tin vào điện thoại để khách hàng biết kịp thời thu xếp nguồn trả nợ. Đồng thời để tạo sự tiện lợi, trong thời gian tới, Ngân hàng cần nghiên cứu chương trình cho phép khách hàng có thể thực hiện trả nợ vay thông qua tài khoản ngân hàng, không bắt buộc phải đến Ngân hàng trả nợ.

Mặt khác, để tạo tính khách quan Ngân hàng nên thành lập một bộ phận chuyên định giá TSĐB, không nên để cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định giá. Bộ phận thẩm định giá này hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng hay rủi ro. Khi đó, giá trị TSĐB được định giá sẽ đảm bảo an toàn thu hồi được nợ vay hơn khi có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 117 - 118)