Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 122 - 124)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.1.Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan

4.3.1.1. Hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB

Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự phát triển các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động yếu kém, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của nhà doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản vay chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của Ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì vậy Ngân hàng luôn ở thế bị động.

Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí. Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thỏa thuận đúng luật nhằm giúp các Ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản đảm bảo.

4.4.1.2. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay, ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết

nối từ địa phương đến Trung ương. Do vậy, dễ dàng cho việc trang tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định mới được khai thác. Hệ thống thông tin này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác, thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ nát. Do vậy, các Ngân hàng thương mại thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng...Chẳng hạn, để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, các Ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như: tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những người có tên trong cùng sổ hộ khẩu... Còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... thì không một cơ quan nào lưu giữ. Đặc biệt, việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy, vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi Ngân hàng thì vẫn có lãi mà Ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy, việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước gián tiếp là giúp các Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

4.4.1.3. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của nhà nước không được

động sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của Ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả Ngân hàng phải gánh chịu.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.

4.4.1.4. Đối với Bộ tài chính

Bộ cần có biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi phí, hạn chế việc doanh nghiệp cố tình làm đẹp báo cáo tài chính gửi Ngân hàng. Đồng thời có các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố tình sửa báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin. Có như vậy, Ngân hàng mới có được những thông tin trung thực cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 122 - 124)