Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25)

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật trong đời sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời tìm hiểu và kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc đây về tài nguyên thực vật, đặc biệt là thực vật làm thuốc và chứa tinh dầu, cũng nhƣ các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu trên nguyên tắc chọn lọc.

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa

Để nghiên cứu và thu thập số liệu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [49] và Hoàng Chung (2006) [20].

Phương pháp tuyến điều tra (TĐT): Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tƣợng nghiên cứu. Do đó sau khi xác nhận đƣợc địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thƣờng là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài, dạng sống… Số tuyến điều tra trong sinh cảnh vƣờn nhà và ven suối từ 2 - 5 tuyến, tùy thuộc vào diện tích sinh cảnh.

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn

Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC): Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 OTC và đƣợc phân bố đồng đều ở các vị trí khác nhau. Mỗi OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) đối với rừng, 25m2

(5m x 5m) đối với thảm cây bụi và 1m2 (1m x 1m) đối với thảm cỏ. Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản, mỗi ô dạng bản có diện tích 4m2

(2m x 2m) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng phải đặt thêm các ô dạng bản để thu thập số liệu bổ sung. Trong OTC tiến hành thống kê về thành

5m

5m 20m

phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Phƣơng pháp OTC chỉ thực hiện khi nghiên cứu sinh cảnh rừng và đồi. Tùy từng diện tích khác nhau mà số lƣợng OTC đƣợc bố trí sao cho hợp lý với địa hình khu vực nghiên cứu. Đối với sinh cảnh vƣờn nhà và ven suối, do diện tích nhỏ và nhiều loài thực vật cùng sinh sống nên chỉ áp dụng phƣơng pháp tuyến điều tra.

2.3.3. Phương pháp thu thập, xử lý mẫu vật

Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu mẫu trên thực địa dựa vào phiếu điều tra thực vật, theo nguyên tắc và phƣơng pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn [49].

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC VẬT

Thời gian điều tra: Địa điểm điều tra:

STT Số hiệu mẫu Tên dân tộc Dạng cây Phân bố Bộ phận dùng Công dụng

Dụng cụ thu và xử lý mẫu vật: Bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải, kéo cắt cây, giấy báo, dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, cồn và máy ảnh.

Thời gian thu mẫu: Chia làm 4 đợt: đợt 1 (10/2014), đợt 2 (12/2014), đợt 3 (03/2015), đợt 4 (05/2015).

Nguyên tắc thu mẫu: trong quá trình điều tra thực địa và thu thập mẫu cây thuốc, chúng tôi thu thập đầy đủ các bộ phận của cây đƣợc sử dụng làm thuốc gồm: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. mỗi cây từ 3- 10 mẫu, các mẫu cùng cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu, đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên mà sau khi sấy khô có thể bị mất đi [50]. Ngoài ra

chúng tôi cũng tiến hành thu các bộ phận dùng của cây để chữa bệnh, các bộ phận có đặc điểm dễ phân biệt.

Hình 2.2. Các dụng cụ xử lý mẫu cây thuốc

2.3.4. Phương pháp phân loại mẫu

* Phân loại mẫu: Để tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục thực vật, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hình thái truyền thống, kết hợp với các kinh nghiệm của chuyên gia thực vật và các bộ thực vật chí chuyên ngành nhƣ:

- Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ) tập 1,2,3 [29]. - Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) [15] [17]. - Cây rau làm thuốc (Võ Văn Chi) [16].

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) [36]. - Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1,2,3 [5]. - Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập 1,2,3 [52].

- Thực vật chí Việt Nam [3], [34], [35], [41], [61].

- Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc (Vũ Văn Chuyên) [21]. - 1900 loài cây có ích (Trần Đình Lý) [37]

2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu

- Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật của đồng bào các dân tộc ở xã Yên Ninh của huyện Phú Lƣơng, chúng tôi dựa theo phƣơng pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn [46], đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Đa dạng về bậc phân loại: Ngành, lớp, họ, chi, loài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đa dạng vấn đề sử dụng thực vật làm thuốc nhƣ: Bộ phận sử dụng, cách chế biến và nhóm bài thuốc chữa bệnh.

- Để đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật, chúng tôi dựa theo phƣơng pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn [46] và Hoàng Chung [20]. Dựa theo đặc điểm thực vật ở KVNC, chúng tôi chia phổ dạng sống của thực vật thành các nhóm: Nhóm cây kí sinh, dây leo, gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.

- Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu dựa trên: Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật (2007) [6] [60]; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007) [44] và Nghị định 32/2006/NĐ-CP [19].

2.3.6. Phương pháp điều tra trong dân

Phỏng vấn ngƣời dân, đặc biệt là các ông lang bà mế ngƣời dân tộc thiểu số và những ngƣời có kinh nghiệm trong việc thu hái và sử dụng thực vật.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí

Xã Yên Ninh là một xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Phú Lƣơng. Phía Đông Bắc giáp thị trấn Chợ Mới, xã Yên Đĩnh, xã Quảng Chu của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Phía Tây giáp xã Yên Trạch và huyện Định Hoá, phía Nam giáp xã Yên Lạc và Yên Đổ của huyện Phú Lƣơng [31].

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Yên Ninh nằm ở phía Bắc của huyện với địa hình gồm nhiều đồi đất xen kẽ lẫn núi đá vôi có độ cao trung bình, đã tạo ra các khu ruộng bậc thang để phát triển sản xuất lƣơng thực, có điều kiện để phát triển các mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp, nhiều sông suối, ao, hồ, đầm có thể phát triển chăn nuôi cá. Đặc biệt nơi đây còn có quỹ đất để phát triển chăn nuôi đại gia súc [31]

Hình 3.2. Địa hình xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

Do nằm sắt chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu Yên Ninh cũng mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa nóng (mùa mƣa), nhiệt độ trung bình khoảng 260

C - 290C, lƣợng mƣa chiếm gần 92% lƣợng mƣa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 có khí hậu lạnh (mƣa ít). Sự thay đổi mùa và lƣu lƣợng nƣớc trong khu vực làm cho hệ động thực vật nơi đây càng phong phú. Tuy nhiên, hiện tƣợng sƣơng muối ở Yên Ninh xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm nên cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của ngƣời dân [31].

Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trung bình hàng tháng xã Yên Ninh năm 2014 Tháng Nhiệt độ không khí trung bình / tháng (oC) Độ ẩm không khí trung bình / tháng (%) Tổng lƣợng mƣa / tháng 1 14,4 83 12,3 2 13,5 77 18,4 3 20,8 86 24,6 4 22,0 85 46,7 5 26,7 80 120,8 6 29,1 83 238,8 7 29,4 85 523,3 8 28,2 84 395,7 9 27,7 86 207,1 10 26,1 85 154,1 11 20,5 79 35,4 12 17,3 75 5,3 Tổng 275,7 988 1782,5 Trung bình 23 82 148,54

Nguồn: Trạm khí tượng và thủy văn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

3.1.4. Chế độ thủy văn

Yên Ninh là một xã có hệ thống mạng lƣới sông suối khá dày đặc và phân bố tƣơng đối đều [31].

Hệ thống sông gồm có hai con sông lớn chảy qua. Sông Cầu có lƣu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hƣớng Bắc Đông Nam qua Phú Lƣơng; lƣợng nƣớc bình quân mỗi năm khoảng 2,28 tỷ m3

nƣớc/năm. Ngoài ra còn có dòng sông Chu, bắt nguồn từ Định Hóa chảy qua với lƣu lƣợng nƣớc không lớn.

Yên Ninh có địa hình đồi núi nhiều nên có khá nhiều các khe suối nhỏ. Tuy nhiên, lƣợng nƣớc cung cấp là không lớn.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Theo báo cáo cuối năm 2014 của Ủy ban nhân dân xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng thì diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 4.718,61 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích là 4.159,20 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 464,82 ha; diện tích đất chƣa sử dụng là 94,59 ha .

Cụ thể, theo thống kê của xã thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 944,32 ha; diện tích đất lâm nghiệp là 3.146,52 ha; diện tích đất thủy sản là 68,36 ha; diện tích đất trồng lúa là 261,42 ha; diện tích đất trồng cây hàng năm là 194,05 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm là 488,85 ha [31].

Theo báo cáo số liệu trên thì diện tích đất nông nghiệp của xã Yên Ninh là khá lớn; trong đó, diện tích chiếm ƣu thế là đất lâm nghiệp. Điều này chứng tỏ ngƣời dân địa bàn xã đầu tƣ và chú trọng phát triển lâm nghiệp rất lớn.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân cư, dân tộc

Xã Yên Ninh huyện Phú Lƣơng có dân số khoảng 69.600 ngƣời với 1.859 hộ gia đình, 7.506 khẩu. Có 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan cùng sinh sống trong 16 xóm của xã [31].

3.2.2. Đặc điểm kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yên Ninh là xã thuộc diện 135 nên nhìn chung tình hình kinh tế xã hội còn chậm phát triển: Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, ngoài ra có một bộ phận nhỏ làm dịch vụ. Sản lƣợng lƣơng thực sản xuất ra còn mang tính tự cung tự cấp, tính hàng hóa thấp [31].

Làm tốt công tác quản lý, trồng và chăm sóc rừng, phát huy đƣợc hiệu quả của kinh tế rừng. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng đƣợc thực hiện tốt; phối hợp tăng cƣờng kiểm tra các hoạt động khai thác lâm sản trái phép. Cây chè đƣợc quan tâm đầu tƣ thâm canh, tăng năng suất, chất lƣợng, tuy nhiên sản phẩm chè chủ yếu là sơ chế nên giá trị chƣa cao.

nghiệp trên địa bàn xã có bƣớc phát triển. Công tác tín dụng ngân hàng đƣợc duy trì thực hiện có hiệu quả, các nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội [31].

3.2.3. Đặc điểm Văn hóa - xã hội

Về giao thông, Yên Ninh là xã nằm trên quốc lộ 3 có hệ thống giao thông tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên giao thông liên thôn, xóm chủ yếu là đƣờng đất nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Về văn hóa, giáo dục, y tế: Xã Yên Ninh có một trạm y tế, một trƣờng tiểu học và một trƣờng cấp 2 - 3. Do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên kết quả học tập không cao.

Về điện nƣớc sạch: 100% ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu đƣợc dùng điện. Nguồn nƣớc sạch chủ yếu là giếng khơi, giếng khoan nhỏ nên đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho ngƣời dân [31].

Tóm lại, vùng nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thực vật phát triển nhƣng do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên đã có những tác động tiêu cực đến thảm thực vật rừng (khai thác gỗ, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy… vẫn còn diễn ra). Những tác động đó đã làm ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên thực vật.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về thực vật ở KVNC

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, xã Yên Ninh - huyện Phú Lƣơng là nơi có hệ thực vật rất phong phú, có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của ngƣời dân địa phƣơng mà hệ thực vật nơi đây đã và đang bị suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Tiến hành điều tra về tài nguyên cây thuốc và thực vật có chứa tinh dầu dựa theo phƣơng pháp của Hoàng Chung và Nguyễn Nghĩa Thìn, chúng tôi đã thống kê đƣợc 287 loài thuộc 223 chi, 101 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch ở KVNC (Phụ lục 1).

Bảng 4.1. Sự phân bố thực vật trong các bậc taxon ở KVNC

TT

Tên ngành Họ Chi Loài

Tên Latinh Tên

Việt Nam SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Lycopodiophyta Thông đất 1 0,99 1 0,45 1 0,35 2 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,99 1 0,45 1 0,35 3 Polypodiophyta Dƣơng xỉ 5 4,95 6 2,69 6 2,09 4 Pinophyta Thông 3 2,97 3 1,35 4 1,39 5 Magnoliophyta Mộc lan 91 90,10 212 95,07 275 95,82 Tổng 101 223 287

Từ bảng 4.1 và hình 4.1 có thể thấy, hệ thực vật làm thuốc và có chứa tinh dầu ở KVNC bao gồm 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Sự phân bố taxon trong các ngành là không đồng đều, thành phần thực vật tập trung chủ yếu ở ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 275 loài (95,82%); 212 chi (95,07%); 91 họ (90,10%). Tiếp theo là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 6 loài (2,09%); 6 chi (2,69%); 5 họ (4,95%). Xếp thứ ba là ngành Thông (Pinophyta) với 4 loài (1,39%); 3 chi

(1,35%); 3 họ (2,97%). Đặc biệt, Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Thông đất (Lycopodiophyta) là hai ngành kém đa dạng nhất, mỗi ngành chỉ có 1 loài chiếm 0,35%; 1 chi chiếm 0,45% và 1 họ chiếm 0,99% trong toàn hệ thực vật ở KVNC. Nhƣ vậy, cả 5 ngành thực vật nói trên đều chiếm một vai trò nhất định trong hệ thực vật làm thuốc và có chứa tinh dầu. Sự phân bố khác nhau giữa các ngành về số lƣợng các họ, chi, loài đƣợc thể hiện ở biểu đồ hình 4.1.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Số họ Số chi Số loài 0.99 0.99 0.45 0.45 0.35 0.35 4.95 2.69 2.09 2.97 1.35 1.39 90.1 95.07 95.82 Tỷ lệ % Ngành Thông đất Ngành Cỏ tháp bút Ngành Dương xỉ Ngành Thông Ngành Mộc lan

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật làm thuốc và chứa tinh dầu ở KVNC

Sự phân bố không đồng đều giữa các taxon còn đƣợc thể hiện qua sự chiếm ƣu thế của các lớp trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Phân tích sâu hơn ngành Mộc lan, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 4.2 và đƣợc minh họa ở biểu đồ hình 4.2:

Bảng 4.2. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc Lan

Lớp Họ Chi Loài SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Lớp Mộc Lan (Magnoliopsida) 69 75,82 175 82,55 231 84,00 Lớp Hành (Liliopsida) 22 24,18 37 17,45 44 16,00 Tổng 91 212 275 Tỉ lệ lớp Mộc lan / lớp Hành 3,14 4,73 5,25

75.82 82.55 84 24.18 17.45 16 0 20 40 60 80 100 Số họ Số chi Số loài Tỷ lệ % Lớp Mộc lan Lớp Hành

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố thực vật của các lớp trong ngành Mộc lan

Theo số liệu thống kê ở bảng 4.2, phần lớn thực vật trong KVNC thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) với 69 họ chiếm 75,82% số họ trong ngành Mộc lan; có 175 chi chiếm 82,55% số chi của ngành và có đến 231 loài chiếm 84,00% tổng số loài loài của ngành. Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 22 họ chiếm 24,18%; 37 chi chiếm 17,45%; 44 loài chiếm 16,00%. Tỉ lệ của lớp Mộc lan và lớp Hành luôn cao hơn 3, thậm chí đạt trên 5. Điều này cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25)