Trong cây thuốc, các hợp chất và thành phần hóa học thƣờng phân bố không đồng đều ở mỗi bộ phận của cây. Vì vậy, việc tìm hiểu về các bộ phận của cây để làm thuốc là việc làm quan trọng quyết định đến hiệu quả của bài thuốc. Dựa vào các kinh nghiệm của mình mà đồng bào các dân tộc xã Yên Ninh có những cách khai thác các bộ phận khác nhau trên các loài thực vật. Qua điều tra, chúng tôi thu đƣợc kết quả sơ bộ thể hiện ở bảng 4.9 và hình 4.5 nhƣ sau:
Bảng 4.9. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc ở KVNC TT Bộ phận sử dụng Kí hiệu Số lƣợng Tỉ lệ % so với tổng số loài
1 Thân T 111 39,36% 2 Lá L 111 39,36% 3 Rễ R 21 7,45% 4 Cả cây CC 50 17,73% 5 Quả Q 32 11,35% 6 Vỏ V 19 6,74% Tỷ lệ % 39.36 39.36 7.45 17.73 11.35 6.74 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Bộ phận sử dụng Thân Lá Rễ Cả cây Quả Vỏ
Những dẫn liệu ở bảng 4.9 cho thấy sự phong phú và đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc. Thân cây và lá cây là hai bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất với 111 loài (chiếm 39,36%).
Thân cây thƣờng đƣợc dùng để sắc nƣớc uống hoặc thêm vào các thang thuốc, cũng có thể đƣợc sử dụng để ngâm rƣợu uống hoặc để xoa bóp. Ví dụ nhƣ: Thân của Dây kí ninh ( Tinospora crispa) đƣợc dùng để ngâm rƣợu chữa đau lƣng; thân cây Ráy leo (Pothos repens) đƣợc ngƣời dân tộc Tày sử dụng làm một vị trong quá trình làm men lá; thân cây Dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis) đƣợc thu về phơi khô và dùng kết hợp trong các bài thuốc chữa viêm gan...
Lá cây là bộ phận có nhiều cách chế biến nhất, có thể đƣợc dùng để đun nƣớc tắm ngứa nhƣ lá cây Hƣơng nhu trắng (Ocimum gratissimum); lá cây Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) dùng trong bài thuốc chữa vàng da; lá cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris) đƣợc giã ra đắp chữa đau đầu; lá cây Tía tô (Perilla fruescens) còn đƣợc băm hoặc thái nhỏ phơi khô để sử dụng lâu dài trong các bài thuốc chữa bệnh gan...
Rễ cây cũng là bộ phận có khá nhiều công dụng trong các bài thuốc (chiếm 7,45%) gồm 21 loài có thể sử dụng ở dạng tƣơi hoặc khô. Có thể kể đến một số loài nhƣ: Rễ củ của cây Bình vôi hoa đầu (Stephania cepharantha) dùng trong bài thuốc chữa đau lƣng; rễ củ cây Nghệ (Curcuma longa) giúp cầm máu, chữa mụn nhọt, đau dạ dày; rễ cây Thiên niên kiện (Homalomena occulta) dùng ngâm rƣợu làm thuốc bổ... Tuy nhiên, khi lấy rễ cây có nghĩa là chặn nguồn sống của cây, vì vậy nếu có thể thay rễ bằng thân cây trong các bài thuốc (vẫn giữ đƣợc hiệu quả của thuốc) thì sẽ sử dụng thân.
Nhóm bộ phận quả đƣợc sử dụng ít nhất quả chỉ có theo mùa, rất ít nhƣ các loài thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) vì vậy ít đƣợc nghiên cứu sâu và khai thác sử dụng.
Vỏ cây cũng đƣợc sử dụng trong các bài thuốc khác nhau, tuy nhiên việc tách vỏ cây cần sử dụng các cây đã trƣởng thành nhƣ loài Lấu đỏ (Psychotria
rubra); mặt khác rừng ngày càng cạn kiệt, do đó nhóm bộ phận này đƣợc sử dụng rất hạn chế.
Nhóm thực vật mà tất cả các bộ phận đều có công dụng làm thuốc gồm có 50 loài (chiếm 17,73%), có thể sử dụng cả cây vào trong 1 bài thuốc nhƣng cũng có thể mỗi bộ phận của cây lại có một công dụng khác nhau và sử dụng trong những bài thuốc chữa các bệnh khác nhau. Nhƣ các bộ phận thân, lá rễ của loài Đinh lăng (Polyscias fruticosa) đều đƣợc sử dụng làm thuốc bổ, chữa các bệnh về gan, thận; Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) có thân và lá đƣợc sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh gan hoặc cả cây đem sắc uống chƣa mất ngủ...
Từ kết quả cho thấy, các thành phần chính của cơ thể thực vật là thân, rễ và lá đƣợc sử dụng nhiều nhất. Trong đó, hai thành phần là thân và rễ phải đặc biệt quan tâm vì vấn đề sử dụng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến sự sinh tồn của cây. Nắm đƣợc đặc điểm về dạng sống và bộ phận sử dụng của cây thuốc, chúng ta có thể định hƣớng trong việc khai thác, sử dụng và có biện pháp trong việc bảo tồn nguồn dƣợc liệu cho tƣơng lai.