Đa dạng thành phần loài của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 60)

Kết thúc quá trình điều tra, dựa vào các tài liệu chuyên ngành liên quan đến tài nguyên thực vật có tinh dầu, chúng tôi xác định đƣợc 45 loài thuộc 30 chi, 18 họ trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có khả năng cho tinh dầu ở KVNC. Tuy chỉ chiếm 15,68% tổng số loài trong toàn hệ thực vật nghiên cứu (45/287), nhƣng tìm hiểu về thực vật có tinh dầu là hƣớng đi mới cho phát triển kinh tế hiện nay. Cụ thể, thực vật có chứa tinh dầu đƣợc phần bố nhƣ sau:

Bảng 4.11. Đa dạng thành phần loài thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC Ngành Họ Chi Loài Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 18 100% 30 100% 45 100% Lớp Mộc Lan (Magnoliopsida) 12 66,67 21 70,00 33 73,33 Lớp Hành (Liliopsida) 6 33,33 9 30,00 12 26,67

Theo những số liệu tìm hiểu đƣợc, những loài thực vật có chứa tinh dầu chủ yếu nằm trong ngành Mộc lan và ngành Thông. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của KVNC nên chúng tôi chỉ xác định đƣợc các loài thuộc ngành Mộc lan với sự phân bố trong cả 2 lớp Mộc lan và lớp Hành. Cụ thể: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 12 họ chiếm 66,67%, 21 chi chiếm 70% và 33 loài chiếm 73,33% tổng số loài thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC; lớp Hành (Liliopsida) có 6 họ chiếm 33,33%, 9 chi chiếm 30% và 12 loài chiếm 26,67% tổng số loài thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC.

Ở lớp Mộc lan (Magnoliopsida) số họ có 1 loài gồm 5 họ là những họ: Trám (Buceraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Sim (Myrtaceae), Rau răm (Polygonaceae); số họ có 2 loài là họ Na (Annonaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae); có 2 họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae) và họ Hồ tiêu (Piperaceae); họ có 4 loài là họ Cam (Rutaceae); có 1 họ có 12 loài đó là họ Cúc (Asteraceae). Trong đó có 15 chi có 1 loài; 2 chi có 2 loài là chi Blumea, Tagetes đều thuộc họ Cúc (Asteraceae); 4 chi có 3 loài là chi Artemisia, Cinnamomum, Piper. Tuy số lƣợng còn hạn chế nhƣng ở lớp Mộc lan chứa từ những loài có tiềm năng lớn nhƣng lại đang có nguy cơ cạn kiệt nhƣ loài Gù hƣơng (Cinamomum balansae), Vù hƣơng

(Blumea balsamifera), Xƣơng sông (Blumea lanceolaria), Mần tƣới (Eupatorium triplinerve)...

Lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 12 loài chiếm 26,67% tổng số loài chứa tinh dầu ở KVNC, nhƣng có đến 4 họ có 1 loài là họ Thạch xƣơng bồ (Acoraceae), Hành (Alliaceae), Hòa thảo (Poaceae), Giấp cá (Saururaceae); 1 họ có 2 loài là họ Ráy (Araceae); đặc biệt có 1 họ có 6 loài là họ Gừng (Zingiberaceae). Trong đó, có 6 chi có 1 loài (Acorus, Allium, Cymbopogon, Houttuynia, Amomum, Zingiber) và 3 chi có 2 loài (Homalomena, Alpinia, Curcuma). Nhiều loài trong lớp Hành đã đƣợc nghiên cứu nhƣ 2 loài Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena gingantea) và Thiên niên kiện (Homalomena occulta), hay loài Sả chanh (Cymbopogon cictratus), Nghệ (Curcuma longa), Gừng (Zingiber officinale)...

Số lƣợng các loài thực vật chứa tinh dầu là chƣa nhiều nhƣng tiềm năng lại rất lớn. Ở nƣớc ta, nhu cầu về tinh dầu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dƣợc phẩm, hóa mỹ phẩm ngày càng cao; vì vậy cần có các biện pháp, các nghiên cứu nhằm phát hiện thêm các loài thực vật có tinh dầu mới; đồng thời có chính sách đầu tƣ khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu hiện có phục vụ thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 60)