Đa dạng về thành phần dạng sống của thực vật làm thuốc ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 47 - 50)

Bƣớc đầu điều tra, chúng tôi nhận thấy hệ thực vật làm thuốc nơi đây có phổ dạng sống khá đa dạng và phong phú. Kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu về phổ dạng sống thực vật của Hoàng Chung [20] và Nguyễn Nghĩa Thìn [49], dựa vào trạng thái của thực vật tại KVNC, chúng tôi đã phân loại dạng sống của thực vật làm thuốc nhƣ sau: Dạng thân gỗ: Cây gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ. Dạng thân bụi: Cây bụi, nửa bụi, bụi trƣờn. Dạng thân thảo: Cây thân thảo, thân cỏ. Dạng thân leo: Dây leo. Sự phân bố cụ thể thành phần dạng sống của các loài đƣợc trình bày trong bảng 4.7 và minh họa trong hình 4.3.

Bảng 4.7. Sự đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc ở KVNC TT Ngành

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo SL loài TL % SL loài TL% SL loài TL % SL loài TL% 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 1 0,35 2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,35 3 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 2 0,71 4 1,42 4 Thông (Pinophyta) 3 1,06 1 0,35 5 Mộc lan (Magnoliophyta) 62 21,99 73 25,89 93 32,98 42 14,89 1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 60 21,28 70 24,82 61 21,63 35 12,41 2. Lớp Hành (Liliopsida) 2 0,71 3 1,07 32 11,35 7 2,48 Tổng 65 23,05% 75 26,60% 99 35,10% 43 15,25%

Hình 4.3. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của cây thuốc ở KVNC

Kết quả thống kê ở bảng 4.7 và hình 4.3 cho thấy, dạng sống thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất với 99 loài (chiếm 35,10%) tổng số loài. Trong đó, ngành Thông đất và Cỏ tháp bút, mỗi ngành có 1 loài (chiếm 0,35%); ngành Dƣơng xỉ có 4 loài (chiếm 1,42%); ngành Mộc lan có 93 loài (chiếm 32,98%) tổng số loài. Chúng đƣợc phân bố chủ yếu trong các họ thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) nhƣ: Họ Cúc (Asteraceae) có loài Nhọ nồi (Eclipta prostrata); Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber); Rau má tía (Emilia sonchifolia); Cỏ lào (Eupatorium odoratum)... Họ Rau dền (Amaranthaceae) có Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera); Ngƣu tất (Achyranthes bidentata); Dền cơm (Amaranthus lividus ); Dền gai (Amaranthus spinosus); Mào gà đuôi lƣơn (Celosia argentea). Họ Gừng (Zingiberaceae) có Sa nhân (Amomum villosumi); Riềng nếp (Alpinia galanga); Nghệ (Curcuma longa); Gừng (Zingiber officinale)... Họ Hòa thảo (Poaceae) có Cỏ gà (Cynodon dactylon); Cƣờm gạo (Coix lacrymajobi); Cỏ mần trầu (Eleusine indica); Cỏ tranh (Imperata cylindrica); Mía đỏ (Saccharum officinaruma)… Tại KVNC, chúng tôi thu đƣợc 44 loài cây thuộc lớp Hành, trong đó dạng thân thảo có 32 loài chiếm 72,73%; lớp Mộc lan có 61 loài thân thảo trên tổng số 226 loài.

Thứ hai là dạng cây thân bụi với 75 loài (chiếm 26,60%)tổng số loài, trong đó ngành Mộc lan có 73 loài chiếm 25,89% tổng số loài; còn lại 2 loài thuộc ngành Dƣơng xỉ (chiếm 0,71%) tổng số loài. Thực vật thuộc nhóm này tập trung chủ yếu trong một số họ nhƣ: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm: Bồ cu

vẽ (Breynia fruticosa); Khổ sâm (Croton tonkinensis); Bọt ếch lông (Glochidio eriocarpum ); Đơn đỏ (Excoecaria cochichinensis); Trạng nguyên (Ephorbia pulcherrima); Sắn (Manihot esculenta).. Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm: Ngọc nữ thơm (Clerodendrum chinensei); Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum); Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum); Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum); Ngọc nữ lông (Clerodendrum villosum)... Họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm: Khôi trắng (Ardisia gigantifolia); Đơn trâu (Maesa blansae); Đơn nem (Maese perlarius); Vón vén (Embelia ribes)… thuộc lớp Mộc lan của ngành Mộc lan.

Dạng sống tiếp theo sau dạng thân bụi và thân thảo là dạng cây gỗ với 65 loài (chiếm 23,05%). Trong đó, chỉ có 3 loài (chiếm 1,06%) thuộc ngành Thông, số còn lại tập trung trong ngành Mộc lan. Nhóm này tập trung chủ yếu các loài nhƣ: Chòi mòi lá kèm (Antidesma fordii); Chòi mòi pax (Antidesma paxii); Dâu da (Baccaurea ramiflora); Bục trắng (Mallotus apelta); Bùng bục (M.barbathus); Sòi tía (Sapium discolor)... thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Bạch đàn trắng (Fucaluptus camaldulensis); Ổi (Psidium guajava Sim (Rhodomyrtus tomentosa); Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum); Trôm mùi (Syzygium oleinum) thuộc họ Sim (Myrtaceae) và một số họ khác. Chúng ta nhận thấy nhóm cây thuốc thuộc dạng thân gỗ chiếm tỷ lệ khá thấp. Điều này chứng tỏ diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp. Qua điều tra, chúng tôi biết đƣợc nguyên nhân chủ yếu là do đốt nƣơng làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi và khai thác chƣa có kế hoạch của ngƣời dân tại KVNC.

Dạng sống thấp nhất là dạng thân leo với tổng số 43 loài (chiếm 15,25%) và phân bố chủ yếu trong ngành Mộc lan, tập trung ở các họ nhƣ: Họ Nho (Vitaceae) có thể kể đến loài Hồ đằng bò (Cissus repens); Họ Tiết dê (Menispermaceae) có loài Dây sâm nam (Cissampelos pareira), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Bình vôi hoa đầu (Stephania cepharantha); Họ Cà phê (Rubiaceae) có loài An điền nón (Hedyotis pilulifera), Rau mơ leo (Paederia

thuốc trong dạng thân leo chủ yếu là rễ và củ, vì vậy sau khi khai thác quá trình tái sinh gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần có những biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý thực vật thuộc nhóm này.

Tóm lại, dạng sống của thực vật thuốc ở KVNC là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên tỉ lệ giữa các dạng sống khác nhau là không đồng đều. Chiếm tỉ lệ cao nhất là dạng cây thảo với 35,10%, thứ 2 là dạng cây bụi với 26,60%, thứ ba là dạng thân gỗ với 23,05%, thứ tƣ là dạng thân leo với 15,25%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 47 - 50)