Đa dạng về dạng sống của thực vật có chứa tinh dầu ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 61)

Cũng giống nhƣ ở thực vật làm thuốc, chúng tôi chia dạng sống của thực vật có chứa tinh dầu ở xã Yên Ninh thành 4 dạng sống cơ bản: Thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.12. Sự đa dạng về dạng sống của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC Ngành Mộc lan

(Magnoliophyta)

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo SL loài So với KVNC SL loài So với KVNC SL loài So với KVNC SL loài So với KVNC 1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 10 14,49% 6 8,00% 15 14,85% 2 4,65% 2. Lớp Hành (Liliopsida) 1 1,33% 11 10,89% Tổng 10 7 26 2

Dựa vào bảng 4.12, kết quả thu đƣợc là thân gỗ có 10/69 loài, chiếm 14,49% so với tổng số loài thân gỗ của hệ thực vật KVNC; thân bụi có 7/75 loài, chiếm 9,33% so với tổng số loài thân bụi của hệ thực vật KVNC; thân thảo có 26/101 loài, chiếm 25,74% so với tổng số loài thân thảo của hệ thực vật KVNC; thân leo có 2/43 loài, chiếm 4,65% so với tổng số loài thân leo của hệ thực vật KVNC.

Ta nhận thấy, cũng giống nhƣ toàn hệ thực vật KVNC, thực vật chứa tinh dầu có dạng sống chủ yếu là thân thảo (chiếm 57,78% tổng số loài thực vật có tinh dầu). Trong đó, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 15 loài thuộc về các họ Cúc (Asteraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Rau răm (Polygonaceae), Hoa mõm chó (Scrophulariaceae); lớp Hành (Liliopsida) có 11 loài thuộc về các họ Thạch xƣơng bồ (Acoraceae), Hành (Alliaceae), Ráy (Araceae), Giấp cá (Saururaceae), Gừng (Zingiberaceae).

Tiếp đến là nhóm thân gỗ với số lƣợng loài là 10 chiếm 22,22%, tập trung toàn bộ trong lớp Mộc lan (Magnoliosida) của ngành Mộc lan (Magnoliophyta); tuy ít nhƣng các loài thân gỗ chủ yếu là các loài cho tinh dầu với trữ lƣợng lớn nhƣ Hoàng lan (Cananga odorata), Ngọc lan (Michelia champaca), Trám trắng (Canarium album), Bạch đàn trắng (Fucaluptus camaldulensis); vì vậy nhóm này cần có sự quan tâm đặc biệt.

Nhóm thân bụi có 6 loài bao gồm các loài là: Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis), Đại bi (Blumea balsamifera), Cúc tần (Pluchea indica), Hƣơng nhu trắng (Ocimum gratissimum), Chanh (C. limonea), Quất (C. reticulata), Sả chanh (Cymbopogon cictratus). Nhóm thân leo có 2 loài cùng thuộc trong chi Piper của họ Hồ tiêu (Piperaceae) là loài Trầu không (Piper lolot) và Trầu rừng (Piper massiei). Tuy ít về số lƣợng, nhƣng nhóm thực vật thân bụi và thân leo lại là nhóm thực vật có chứa nhiều tinh dầu, đây có lẽ sẽ là 2 nhóm thu hút sự tìm hiểu phân tích nhiều hơn của các nhà nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 60 - 61)