Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33)

3.2.1 Dân cư, dân tộc

Xã Yên Ninh huyện Phú Lƣơng có dân số khoảng 69.600 ngƣời với 1.859 hộ gia đình, 7.506 khẩu. Có 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan cùng sinh sống trong 16 xóm của xã [31].

3.2.2. Đặc điểm kinh tế

Yên Ninh là xã thuộc diện 135 nên nhìn chung tình hình kinh tế xã hội còn chậm phát triển: Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, ngoài ra có một bộ phận nhỏ làm dịch vụ. Sản lƣợng lƣơng thực sản xuất ra còn mang tính tự cung tự cấp, tính hàng hóa thấp [31].

Làm tốt công tác quản lý, trồng và chăm sóc rừng, phát huy đƣợc hiệu quả của kinh tế rừng. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng đƣợc thực hiện tốt; phối hợp tăng cƣờng kiểm tra các hoạt động khai thác lâm sản trái phép. Cây chè đƣợc quan tâm đầu tƣ thâm canh, tăng năng suất, chất lƣợng, tuy nhiên sản phẩm chè chủ yếu là sơ chế nên giá trị chƣa cao.

nghiệp trên địa bàn xã có bƣớc phát triển. Công tác tín dụng ngân hàng đƣợc duy trì thực hiện có hiệu quả, các nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội [31].

3.2.3. Đặc điểm Văn hóa - xã hội

Về giao thông, Yên Ninh là xã nằm trên quốc lộ 3 có hệ thống giao thông tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên giao thông liên thôn, xóm chủ yếu là đƣờng đất nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Về văn hóa, giáo dục, y tế: Xã Yên Ninh có một trạm y tế, một trƣờng tiểu học và một trƣờng cấp 2 - 3. Do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên kết quả học tập không cao.

Về điện nƣớc sạch: 100% ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu đƣợc dùng điện. Nguồn nƣớc sạch chủ yếu là giếng khơi, giếng khoan nhỏ nên đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho ngƣời dân [31].

Tóm lại, vùng nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thực vật phát triển nhƣng do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên đã có những tác động tiêu cực đến thảm thực vật rừng (khai thác gỗ, chặt phá rừng làm nƣơng rẫy… vẫn còn diễn ra). Những tác động đó đã làm ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên thực vật.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về thực vật ở KVNC

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, xã Yên Ninh - huyện Phú Lƣơng là nơi có hệ thực vật rất phong phú, có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của ngƣời dân địa phƣơng mà hệ thực vật nơi đây đã và đang bị suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Tiến hành điều tra về tài nguyên cây thuốc và thực vật có chứa tinh dầu dựa theo phƣơng pháp của Hoàng Chung và Nguyễn Nghĩa Thìn, chúng tôi đã thống kê đƣợc 287 loài thuộc 223 chi, 101 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch ở KVNC (Phụ lục 1).

Bảng 4.1. Sự phân bố thực vật trong các bậc taxon ở KVNC

TT

Tên ngành Họ Chi Loài

Tên Latinh Tên

Việt Nam SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Lycopodiophyta Thông đất 1 0,99 1 0,45 1 0,35 2 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,99 1 0,45 1 0,35 3 Polypodiophyta Dƣơng xỉ 5 4,95 6 2,69 6 2,09 4 Pinophyta Thông 3 2,97 3 1,35 4 1,39 5 Magnoliophyta Mộc lan 91 90,10 212 95,07 275 95,82 Tổng 101 223 287

Từ bảng 4.1 và hình 4.1 có thể thấy, hệ thực vật làm thuốc và có chứa tinh dầu ở KVNC bao gồm 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Sự phân bố taxon trong các ngành là không đồng đều, thành phần thực vật tập trung chủ yếu ở ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 275 loài (95,82%); 212 chi (95,07%); 91 họ (90,10%). Tiếp theo là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 6 loài (2,09%); 6 chi (2,69%); 5 họ (4,95%). Xếp thứ ba là ngành Thông (Pinophyta) với 4 loài (1,39%); 3 chi

(1,35%); 3 họ (2,97%). Đặc biệt, Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Thông đất (Lycopodiophyta) là hai ngành kém đa dạng nhất, mỗi ngành chỉ có 1 loài chiếm 0,35%; 1 chi chiếm 0,45% và 1 họ chiếm 0,99% trong toàn hệ thực vật ở KVNC. Nhƣ vậy, cả 5 ngành thực vật nói trên đều chiếm một vai trò nhất định trong hệ thực vật làm thuốc và có chứa tinh dầu. Sự phân bố khác nhau giữa các ngành về số lƣợng các họ, chi, loài đƣợc thể hiện ở biểu đồ hình 4.1.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Số họ Số chi Số loài 0.99 0.99 0.45 0.45 0.35 0.35 4.95 2.69 2.09 2.97 1.35 1.39 90.1 95.07 95.82 Tỷ lệ % Ngành Thông đất Ngành Cỏ tháp bút Ngành Dương xỉ Ngành Thông Ngành Mộc lan

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật làm thuốc và chứa tinh dầu ở KVNC

Sự phân bố không đồng đều giữa các taxon còn đƣợc thể hiện qua sự chiếm ƣu thế của các lớp trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Phân tích sâu hơn ngành Mộc lan, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 4.2 và đƣợc minh họa ở biểu đồ hình 4.2:

Bảng 4.2. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc Lan

Lớp Họ Chi Loài SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Lớp Mộc Lan (Magnoliopsida) 69 75,82 175 82,55 231 84,00 Lớp Hành (Liliopsida) 22 24,18 37 17,45 44 16,00 Tổng 91 212 275 Tỉ lệ lớp Mộc lan / lớp Hành 3,14 4,73 5,25

75.82 82.55 84 24.18 17.45 16 0 20 40 60 80 100 Số họ Số chi Số loài Tỷ lệ % Lớp Mộc lan Lớp Hành

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố thực vật của các lớp trong ngành Mộc lan

Theo số liệu thống kê ở bảng 4.2, phần lớn thực vật trong KVNC thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) với 69 họ chiếm 75,82% số họ trong ngành Mộc lan; có 175 chi chiếm 82,55% số chi của ngành và có đến 231 loài chiếm 84,00% tổng số loài loài của ngành. Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 22 họ chiếm 24,18%; 37 chi chiếm 17,45%; 44 loài chiếm 16,00%. Tỉ lệ của lớp Mộc lan và lớp Hành luôn cao hơn 3, thậm chí đạt trên 5. Điều này cho thấy, hệ thực vật KVNC mang đậm tính đặc trƣng của hệ thực vật nhiệt đới.

Ta nhận thấy, trung bình cứ 3 họ thuộc lớp Mộc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; cứ 4 - 5 chi thuộc lớp Mộc lan thì có 1 chi thuộc lớp Hành và cứ khoảng 5 loài thuộc lớp Mộc lan thì xuất hiện 1 loài thuộc Lớp Hành. Tức là nếu trong ngành Mộc lan có 4 họ thì 3 họ sẽ thuộc lớp Mộc lan và chỉ có 1 họ thuộc lớp Hành; 5 chi thì 4 chi thuộc lớp Mộc lan, 1 chi thuộc lớp Hành; 6 loài thì có đến 5 loài thuộc lớp Mộc lan nhƣng chỉ có 1 loài thuộc lớp Hành. Nhìn vào tỉ lệ giữa lớp Mộc lan và lớp Hành, chúng ta có thể khẳng định tính ƣu thế của lớp Mộc lan (Magnoliopsida) không những ở trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) mà còn trong toàn hệ thực vật làm thuốc và có chứa tinh dầu tại KVNC.

Nhƣ vậy, nhìn tổng thể tài nguyên thực vật ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng đa dạng về thành phần loài và mang đầy đủ những đặc điểm đặc trƣng của hệ thực vật Việt Nam. Trong 287 loài thống kê đƣợc, có 282 loài thực vật

có giá trị làm thuốc chiếm 98,26% tổng số loài; thực vật chứa tinh dầu có 45 loài chiếm 15,67% tổng số loài ở KVNV. Sự chênh lệch về số lƣợng cũng nhƣ thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật càng làm phong phú thêm cho hệ thực vật khu hệ nghiên cứu.

4.2. Đa dạng tài nguyên thực vật làm thuốc ở KVNC

4.2.1. Đa dạng về thành phần loài của thực vật làm thuốc ở KVNC

4.2.1.1. Đa dạng bậc ngành

Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy thực vật có giá trị sử dụng làm thuốc nơi đây chiếm số lƣợng rất lớn so với toàn hệ thực vật nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lƣợng cây thuốc đang ngày càng suy giảm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn về thực trạng giá trị thực vật sử dụng làm thuốc, góp phần đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên thực vật, phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển.

Dựa theo phƣơng pháp điều tra thực địa tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng; chúng tôi đã thu đƣợc 282 loài thực vật thuộc 220 chi, 100 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; có giá trị sử dụng làm thuốc đƣợc thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sự phân bố thực vật làm thuốc ở KVNC

TT

Tên ngành Họ Chi Loài

Tên Latinh Tên

Việt Nam SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Lycopodiophyta Thông đất 1 1,00 1 0,45 1 0,35 2 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 1,00 1 0,45 1 0,35 3 Polypodiophyta Dƣơng xỉ 5 5,00 6 2,73 6 2,13 4 Pinophyta Thông 3 3,00 3 1,36 4 1,42 5 Magnoliophyta Mộc lan 90 90,00 209 95,00 270 95,75 Magnoliopsida Lớp Mộc Lan 68 172 226 Liliopsida Lớp Hành 22 37 44 Tổng 100 220 282

Bảng 4.3 cho thấy, thực vật có giá trị làm thuốc đƣợc phân bố trong cả 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Tổng số thực vật có giá trị làm thuốc tới 100 họ chiếm 99,00%, 220 chi chiếm 98,65%, 282 loài chiếm 98,26% tổng số loài của toàn hệ thực vật ở KVNC. Nhƣ vậy, theo kết quả điều tra thì thực vật có giá trị làm thuốc ƣu thế hơn so với các giá trị khác của thực vật.

Để đánh giá sự đa dạng về thành phần loài của thực vật làm thuốc ở KVNC, chúng tôi đã tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao có mạch làm thuốc của cả nƣớc. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 4.4 nhƣ sau:

Bảng 4.4. So sánh thực vật làm thuốc ở KVNC với hệ cây thuốc Việt Nam

Các chỉ tiêu KVNC Việt Nam1 Tỉ lệ %

Số họ 100 272 36,76

Số chi 220 1.525 14,43

Số loài 282 3.870 7,29

Tổng 602 5.667 9,41

1 Viện Dƣợc liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dƣợc liệu và Đông dƣợc - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dƣợc liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [59].

Qua bảng 4.4 cho thấy, so với hệ thực vật có giá trị làm thuốc của cả nƣớc thì số họ thực vật làm thuốc tại xã Yên Ninh có tới 100 họ chiếm 36,76%; 220 chi chiếm 14,43%; 282 loài chiếm 7,29% tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam. Tỉ lệ các taxon trong toàn KVNC so với tổng số taxon của cả nƣớc chiếm tỉ lệ 9,41%.

Ở ngành Thông đất (Lycopodiophyta), chúng tôi thu đƣợc loài Thông đất (Lycopodiella cernua) đƣợc bà con nơi đây sử dụng cả cây trong việc cầm máu, chữa hen rất phổ biến.

là Bút mủ đƣợc sử dụng trong bài thuốc chữa suy thận. Trong quá trình điều tra, chúng tôi chỉ bắt gặp đúng 1 cá thể gần nhà dân, tại xóm Suối Bén.

Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 5 họ, 6 chi, 6 loài có khả năng làm thuốc, chiếm 2,11% tổng số loài của hệ. Trong đó, có thể kể đến loài Rau dớn (Diplazium esculentum) đƣợc sử dụng nhƣ một loại rau ăn hàng ngày, có tác dụng trị giun sán, lợi tiểu; Lông cu li (Cibotium barometz) đƣợc sử dụng trong bài thuốc cầm máu; Tắc kè đá (Drynaria bonic) gặp rất nhiều ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng đƣợc bà con nơi đây kết hợp trong bài thuốc chữa đau xƣơng...

Ngành Thông (Pinophyta) có 4 loài thuộc 3 chi, 3 họ. Do địa hình đồi núi nơi đây khá phức tạp nên chúng tôi bắt gặp nhiều loài Gắm núi (Gnetum montanum), đây là vị thuốc chữa đau lƣng. Theo điều tra của chúng tôi, các loài thuộc ngành này đều đƣợc ngƣời dân nơi đây sử dụng trong bài thuốc chữa đau xƣơng khớp rất hiệu quả.

Với tổng số 270 loài chiếm đến 95,75% tổng số loài của toàn hệ, ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) là ngành có số loài đƣợc sử dụng làm thuốc lớn nhất ở KVNC. Trong đó, lớp Mộc lan có 226 loài làm thuốc chiếm 83,70% tổng số loài của ngành và 80,14% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Qua điều tra, các loài cây thuộc lớp Hai lá mầm đƣợc ngƣời dân nơi đây sử dụng điều trị nhiều nhóm bệnh khác nhau nhƣ: Bệnh vôi hóa cột sống thì dùng cây Vù hƣơng (Cinamomum parthenoxylon), Gù hƣơng (Cinamomum balansae)...; chữa các bệnh về gan thì dùng Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Cối xay (Abutilon indium)...; chữa các bệnh về dạ dày thì dùng Khôi tía lá to (Ardisia gigantifolia), Nghệ (Curcuma longa), Nghệ đen (Curcuma zedoaria)... và nhiều nhóm bệnh khác nhau.

Lớp Hành có tỉ lệ ít hơn với 44 loài chiếm 16,30% tổng số loài của ngành, chiếm 15,60% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhƣng các loài cây thuộc lớp Hành đƣợc xem là những vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc điều trị các nhóm bệnh khác nhau của cộng đồng dân tộc ở xã Yên Ninh, nhƣ: Thổ phục linh (Smilax glabra) chữa bệnh gan, Sa nhân

(Amomum villosum) chữa viêm phổi, Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphyta) chữa bệnh thận, Mía dò (Costus tonkinensis) trong bài thuốc chữa bệnh thận...

4.2.1.2. Đa dạng ở bậc họ

Sự đa dạng của thực vật làm thuốc không chỉ ở bậc ngành mà cả ở bậc họ ở xã Yên Ninh cũng rất đa dạng và phong phú. Kết quả điều tra thu đƣợc 100 họ với 282 loài thực vật đƣợc phân bố cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.5. Sự phân bố số lƣợng loài thực vật làm thuốc trong các họ Số họ

Ngành / lớp 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài

5 - 9 loài 10 - 15 loài > 15 loài Thông đất (Lycopodiophyta) 1 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 4 1 Thông (Pinophyta) 2 1 Mộc lan (Magnoliophyta) 44 15 7 9 10 3 2 1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 30 11 6 8 8 3 2 2. Lớp Hành Liliopsida) 14 4 1 1 2 Tổng số họ SL 52 17 7 9 10 3 2 Tỷ lệ % 52,00 17,00 7,00 9,00 10,00 3,00 2,00 Tổng số loài SL 52 34 21 36 67 34 38 Tỷ lệ % 18,44 12,06 7,45 12,77 23,76 12,06 13,48

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta) đều không có họ nào có số loài nhiều hơn 2 loài. Trong khi đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có tới 31 họ có số loài lớn hơn 2, chiếm 31% tổng số họ của hệ thực vật làm thuốc. Phần lớn các họ trong số đó đều thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida), chỉ có 4 họ thuộc lớp Hành (Liliopsida).

nhƣng chỉ chiếm 18,44% tổng số loài. Ngành Mộc lan có 44 họ bao gồm 30 họ thuộc lớp Mộc lan (chiếm 30%) nhƣ: họ Thích (Aceraceae); họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae); họ Chùm ớt (Bignoniaceae); họ Trám (Burceraceae); họ Gạo (Bombacaceae)... Và 14 họ thuộc lớp Hành (chiếm 14%) tổng số họ của hệ, một số họ nhƣ: Họ Thạch xƣơng bồ (Acoraceae); họ Hành (Alliaceae); họ Huyết dụ (Asteliaceae); họ thài lài (Commeliaceae); họ Cói (Cyperaceae); họ Lay ơn (Iridaceae)... Ngoài ra, toàn hệ có 17 họ có 2 loài, trong đó ngành Mộc lan có 15 họ, gồm các họ nhƣ: Họ Thiên lý (Asclepiadaceae); họ Nhót (Elaeagnaceae); họ Tung (Hernandiaceae); họ Mua (Melastomataceae); họ Chua me đất (Oxalidaceae)... Ngành Dƣơng xỉ có 1 họ là họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae); ngành Thông có 1 họ là họ Tuế (Cycadaceae). Số họ có 3 - 4 loài tập trung toàn bộ ở ngành Mộc lan với 16 họ, trong đó lớp Mộc lan chiếm 14% còn lớp Hành chiếm 2%. Điều này chứng tỏ các họ thực vật làm thuốc rất đa dạng nhƣng vẫn còn nghèo nàn về số cá thể trong từng họ. Tuy nhiên, các họ này lại tập trung nhiều cây thuốc quý, đƣợc thu mua với số lƣợng lớn nhƣ Gù hƣơng (Cinnamomum balansae), Vù hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon) dùng chữa các bệnh về thần kinh, vôi hóa cột sống; trong họ Tiết dê (Menispermaceae) có các loài có giá trị sử dụng cao đang thuộc diện nguy cấp cần bảo vệ nhƣ: Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) có tác dụng trong bài thuốc chữa bệnh gan, Bình vôi (Stephania rotunda) và Dây kí ninh (Tinospora crispa) đƣợc sử dụng trong các bài thuốc chữa đau lƣng, đau thần kinh.

Ngƣợc lại, các họ có nhiều loài tuy ít nhƣng số loài lại chiếm tỉ lệ rất cao. Số họ có từ 5 - 9 loài có 10 họ chiếm 10% tổng số họ, với tổng số loài là 67 chiếm 23,76% tổng số loài. Trong đó, họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm 5 loài: Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera); Ngƣu tất (Achyranthes bidentata); Dền cơm (Amaranthus lividus); Dền gai (Amaranthus spinosus); Mào gà đuôi lƣơn

(Celosia argentea). Họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm 6 loài: Dừa cạn (Catharanthus roseus); Mức trâu (Kibatalia macrophylla); Đại (Plumeria rubla); Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata); Sừng trâu đuôi (Strophanthus

caudatus); Lài trâu ít hoa (Tabernaemontana pauciflora). Họ Bông (Malvaceae) có 6 loài, gồm: Cối xay (Abutilon indicum); Bụp chẻ (Hibiscus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33)