Xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 95)

vật có tinh dầu ở KVNC

Nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở khu vực xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú về số

dụng, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay do dân số tăng nhanh, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng đã làm phá hủy môi trƣờng sống của các loài sinh vật nói chung, thực vật nói riêng, gây mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt việc khai thác rừng quá mức, phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy đã và đang là mối đe dọa lớn đối với thực vật, nhất là thực vật có ích.

Vì vậy, để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói chung, nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên cây có ích ở KVNC nhƣ sau:

- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân: Đây là biện pháp tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho ngƣời dân địa phƣơng nhận thức đƣợc giá trị và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng đối với con ngƣời và môi trƣờng, đặc biệt là vai trò của thực vật làm thuốc và có tinh dầu trong đời sống hàng ngày. Từ đó, giúp ngƣời dân hiểu biết hơn về mức độ suy thoái của thực vật hiện nay và có ý thức tích cực trong việc bảo vệ nguồn gen quý này.

- Nâng cao đời sống của ngƣời dân trong khu vực: Nguyên nhân sâu xa trong việc chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy của ngƣời dân hiện nay là do đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, thất nghiệp… Vì vậy cần nâng cao đời sống cho ngƣời dân trong khu vực để giảm bớt việc sử dụng tài nguyên chƣa hợp lý. Một trong những biện pháp giúp hỗ trợ đời sống kinh tế cho ngƣời dân là giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc thuê ngƣời dân trông coi, bảo vệ rừng vừa mang lại thu nhập, vừa bảo vệ đƣợc rừng.

- Tăng cƣờng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng pháp luật: Nhận thức tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên thực vật nói chung, nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, việc áp dụng cụ thể các văn bản này còn chƣa triệt để, vì vậy nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng và thắt chặt công tác bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu.

- Thực hiện tốt các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng các chính sách ƣu đãi đối với tài nguyên thuốc và thực vật có tinh dầu, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tƣ.

- Hƣớng dẫn ngƣời dân trồng và chăm sóc các loài cây có ích kết hợp với việc nhân giống và bảo vệ các loài cây thuốc quý, những loài thực vật có tinh dầu mang lại giá trị kinh tế cao tại vƣờn nhà của từng gia đình. Cần hƣớng dẫn ngƣời dân khai thác rừng, khai thác thực vật làm thuốc và thực vật có tinh dầu một cách hợp lý và khoa học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trong quá trình điều tra và nghiên cứu về nguồn tài nguyên thực vật ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc và có tinh dầu ở KVNC khá phong phú và đa dạng, với 287 loài thuộc 223 chi, 101 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số lƣợng loài lớn nhất với 275 loài (chiếm 95,82%); 212 chi (chiếm 95,07%); 91 họ (chiếm 90,10%).

- Trong tổng số loài thực vật điều tra ở KVNC thì thực vật có giá trị làm thuốc có 282 loài (chiếm 98,26%), 221 chi, 100 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó chủ yếu thuộc về ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 226 loài. Thực vật làm thuốc có dạng sống đa dạng và phong phú với 4 nhóm dạng sống: Thân gỗ, thân thảo, thân bụi và thân leo. Trong đó, dạng sống thân thảo là dạng sống chiếm ƣu thế nhất (99 loài, chiếm 35,10%); thấp nhất là thân leo (43 loài, chiếm 15,25%). Thực vật làm thuốc có mặt ở khắp các sinh cảnh sống: Vƣờn nhà, ở đồi, ở rừng, ven suối. Trong đó, sinh cảnh vƣờn nhà là phong phú nhất (123 loài), tiếp đến là sinh cảnh sống ở rừng (89 loài), sinh cảnh sống ở đồi (58 loài) và thấp nhất là ở sinh cảnh ven suối (12 loài). Thực vật làm thuốc không chỉ đa dạng về thành phần loài, thành phần dạng sống, môi trƣờng sống mà còn đa dạng về cách sử dụng và bộ phận sử dụng. Thân cây và lá cây là hai bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất với 111 loài (chiếm 39,36%); tiếp sau là cả cây với 50 loài (chiếm 17,73%); quả đƣợc sử dụng 32 loài (chiếm 11,35%); rễ cây có 21 loài đƣợc sử dụng (chiếm 7,45%); ít nhất là vỏ cây với 19 loài (chiếm 6,74%). Các loài thực vật làm thuốc đƣợc sử dụng khi khô nhiều hơn với 220 loài (chiếm 78,01%); cách chế biến khi tƣơi đƣợc dùng ít hơn với 148 loài (chiếm 52,48%).

- Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên thực vật ở KVNC, chúng tôi xác định đƣợc 45 loài thực vật có chứa tinh dầu, phân bố trong 30 chi, 18 họ của ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Tuy chiếm một số lƣợng khá ít (chiếm 15,68%) trong toàn hệ thực vật tại KVNC, nhƣng thực vật có tinh dầu vẫn phân bố trong cả 4 dạng sống: Thân gỗ, thân thảo, thân bụi, thân leo và có môi trƣờng sống đa dạng. Dạng sống chiếm ƣu thế ở thực vật có tinh dầu là thân thảo với 26 loài, ít nhất là dạng thân leo với 2 loài. Sinh cảnh sống của thực vật có tinh dầu nhiều nhất là ở vƣờn nhà với 28 loài (chiếm 62,22%), ở rừng có 10 loài, ở đồi có 4 loài, ít nhất ở ven suối với 3 loài.

- Ở KVNC, bƣớc đầu chúng tôi đã thống kê đƣợc 16 loài thực vật quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam – Phần II Thực vật, Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ (2006) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007).

2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục điều tra và nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có chứa tinh dầu ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, mở rộng phạm vi nghiên cứu rộng hơn trên toàn huyện Phú Lƣơng để có giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.

- Tuyên truyền và vận động ngƣời dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vƣơng Thừa Ân (1995), Thuốc quý quanh ta, Nxb Đồng Tháp.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (2000), Thực vật chí Việt Nam, tập 1, họ Na – Annonaceae Juss., Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1 – 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

6. Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần II. Thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

7. Bộ Lâm nghiệp (1971 - 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1-7, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (1978), Dược liệu Việt Nam, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (1983), Dược liệu Việt Nam, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội.

11. Bộ Y tế, Vụ Khoa học và đào tạo (2006), Dược học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Tào Duy Cần, Trần Sỹ Viên (2007), Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

13. Vũ Văn Cần, Báo cáo chuyên đề thực vật rừng (2009), Dự án xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Hà Nội.

14. Lê Trần Chấn (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật.

15. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

16. Võ Văn Chi (1998), Cây rau làm thuốc, Nxb Đồng Tháp.

17. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

18. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây có ích ở Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/CP – NĐ về nghiêm cấm, hạn chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật hoang dã, 13 trang.

20. Hoàng Chung (2006), Các phương pháp nghiên cứu quần xã học Thực vật,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, Nxb Y học, Hà Nội.

22. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), “Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái”, Thông báo khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, số 2.

23. Lê Ngọc Công (2004), “Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên”, luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

24. Lê Ngọc Công (2005), “Bước đầu điều tra tính đa dạng nguồn gen cây thuốc ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên”, Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

25. Lê Ngọc Công (2006), “Điều tra hiện trạng và góp phần bảo tồn tài nguyên thực vật huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.

26. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), Nghiên cứu sự đa dạng nhóm cây có ích ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

27. Bùi Thị Dậu, Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, Trần Đình Lý (2001), Những nghiên cứu bước đầu về hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, Nxb Khoa học và

28. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.

30. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

31. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Yên Ninh, Báo cáo tổng kết cuối năm 2014.

32. Lê Thị Thanh Hƣơng (2007), “Điều tra và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày ở một số xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Lê Thị Thanh Hƣơng, Nguyễn Thị Thuận, “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu, tập 15, số 4/2010.

34. Nguyễn Khắc Khôi (2002), Thực vật chí Việt Nam, tập 3, họ Cói – Cyperaceae Juss., Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

35. Trần Thị Kim Liên (2002), Thực vật chí Việt Nam, tập 4, họ Đơn nem – Myrsinaceae R. Br., Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

36. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội.

37. Trần Đình Lý (chủ biên) và cộng sự (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb thế giới, Hà Nội.

38. Lã Đình Mỡi và cộng sự (1998), Tài nguyên thực vật, Giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

39. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 1, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp.

40. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 2, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41. Vũ Xuân Phƣơng (2000), Thực vật chí Việt Nam, tập 2, họ Bạc Hà – Lamiaceae Lind L. (họ Hoa môi – Labiatae Juss.), Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

42. Khoa Y học cổ truyền, Trƣờng Đại học Y học Hà Nội (2007), Đông dược, Nxb Y học, Hà Nội.

43. Nguyễn Quỳnh Nga (2007), "Điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", luận văn Thạc sỹ khoa học, trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

44. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lƣới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội.

45. Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

46. Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chƣơng (2000), Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, Nxb Y học, Hà Nội.

47. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

49. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

50. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

51. Nguyễn Duy Thuần (2005), Một số kết quả trong việc thực hiện dự án: Bảo tồn cây thuốc cổ truyền, Các công trình nghiên cứu của bảo tàng dân tộc Việt Nam, tập 5, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

52. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự nhiên

và Công nghệ Quốc gia (2001 - 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

53. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

54. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái cũ (1996), Báo cáo chuyên đề, tài nguyên thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phƣợng Hoàng, Thần Sa – Võ Nhai, Bắc Thái.

55. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1998), Báo cáo chuyên đề, các kiểu thảm thực vật và hệ thực vật rừng vùng ATK Định Hóa, Thái Nguyên.

56. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (1993), Các báo cáo chuyên đề Bắc Thái,

Bắc Thái.

57. Đặng Kim Vui (2002), "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,số 12.

58. Đinh Thị Bạch Yến (2009), "Điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững", Luận văn Thạc sỹ Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

59. Viện Dƣợc liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

60. The IUCN species survival Commission (2000), IUCN Red List of Threatened species TM © 2000, International Union for Conservation of Nature and Natural Resources.

61. Nguyen Nghia Thin (1993), Species of the Euphorbiaceae in the Viet Nam flora used for medicine. Proc. NCST Vietnam, 5 (2), pp.

TÀI LIỆU INTERNET

62. http://botanyvn.com: Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 95)