4.2.1.1. Đa dạng bậc ngành
Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy thực vật có giá trị sử dụng làm thuốc nơi đây chiếm số lƣợng rất lớn so với toàn hệ thực vật nghiên cứu. Tuy nhiên, chất lƣợng cây thuốc đang ngày càng suy giảm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn về thực trạng giá trị thực vật sử dụng làm thuốc, góp phần đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên thực vật, phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển.
Dựa theo phƣơng pháp điều tra thực địa tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng; chúng tôi đã thu đƣợc 282 loài thực vật thuộc 220 chi, 100 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; có giá trị sử dụng làm thuốc đƣợc thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Sự phân bố thực vật làm thuốc ở KVNC
TT
Tên ngành Họ Chi Loài
Tên Latinh Tên
Việt Nam SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Lycopodiophyta Thông đất 1 1,00 1 0,45 1 0,35 2 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 1,00 1 0,45 1 0,35 3 Polypodiophyta Dƣơng xỉ 5 5,00 6 2,73 6 2,13 4 Pinophyta Thông 3 3,00 3 1,36 4 1,42 5 Magnoliophyta Mộc lan 90 90,00 209 95,00 270 95,75 Magnoliopsida Lớp Mộc Lan 68 172 226 Liliopsida Lớp Hành 22 37 44 Tổng 100 220 282
Bảng 4.3 cho thấy, thực vật có giá trị làm thuốc đƣợc phân bố trong cả 5 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Tổng số thực vật có giá trị làm thuốc tới 100 họ chiếm 99,00%, 220 chi chiếm 98,65%, 282 loài chiếm 98,26% tổng số loài của toàn hệ thực vật ở KVNC. Nhƣ vậy, theo kết quả điều tra thì thực vật có giá trị làm thuốc ƣu thế hơn so với các giá trị khác của thực vật.
Để đánh giá sự đa dạng về thành phần loài của thực vật làm thuốc ở KVNC, chúng tôi đã tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao có mạch làm thuốc của cả nƣớc. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 4.4 nhƣ sau:
Bảng 4.4. So sánh thực vật làm thuốc ở KVNC với hệ cây thuốc Việt Nam
Các chỉ tiêu KVNC Việt Nam1 Tỉ lệ %
Số họ 100 272 36,76
Số chi 220 1.525 14,43
Số loài 282 3.870 7,29
Tổng 602 5.667 9,41
1 Viện Dƣợc liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dƣợc liệu và Đông dƣợc - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dƣợc liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [59].
Qua bảng 4.4 cho thấy, so với hệ thực vật có giá trị làm thuốc của cả nƣớc thì số họ thực vật làm thuốc tại xã Yên Ninh có tới 100 họ chiếm 36,76%; 220 chi chiếm 14,43%; 282 loài chiếm 7,29% tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam. Tỉ lệ các taxon trong toàn KVNC so với tổng số taxon của cả nƣớc chiếm tỉ lệ 9,41%.
Ở ngành Thông đất (Lycopodiophyta), chúng tôi thu đƣợc loài Thông đất (Lycopodiella cernua) đƣợc bà con nơi đây sử dụng cả cây trong việc cầm máu, chữa hen rất phổ biến.
là Bút mủ đƣợc sử dụng trong bài thuốc chữa suy thận. Trong quá trình điều tra, chúng tôi chỉ bắt gặp đúng 1 cá thể gần nhà dân, tại xóm Suối Bén.
Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 5 họ, 6 chi, 6 loài có khả năng làm thuốc, chiếm 2,11% tổng số loài của hệ. Trong đó, có thể kể đến loài Rau dớn (Diplazium esculentum) đƣợc sử dụng nhƣ một loại rau ăn hàng ngày, có tác dụng trị giun sán, lợi tiểu; Lông cu li (Cibotium barometz) đƣợc sử dụng trong bài thuốc cầm máu; Tắc kè đá (Drynaria bonic) gặp rất nhiều ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng đƣợc bà con nơi đây kết hợp trong bài thuốc chữa đau xƣơng...
Ngành Thông (Pinophyta) có 4 loài thuộc 3 chi, 3 họ. Do địa hình đồi núi nơi đây khá phức tạp nên chúng tôi bắt gặp nhiều loài Gắm núi (Gnetum montanum), đây là vị thuốc chữa đau lƣng. Theo điều tra của chúng tôi, các loài thuộc ngành này đều đƣợc ngƣời dân nơi đây sử dụng trong bài thuốc chữa đau xƣơng khớp rất hiệu quả.
Với tổng số 270 loài chiếm đến 95,75% tổng số loài của toàn hệ, ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) là ngành có số loài đƣợc sử dụng làm thuốc lớn nhất ở KVNC. Trong đó, lớp Mộc lan có 226 loài làm thuốc chiếm 83,70% tổng số loài của ngành và 80,14% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Qua điều tra, các loài cây thuộc lớp Hai lá mầm đƣợc ngƣời dân nơi đây sử dụng điều trị nhiều nhóm bệnh khác nhau nhƣ: Bệnh vôi hóa cột sống thì dùng cây Vù hƣơng (Cinamomum parthenoxylon), Gù hƣơng (Cinamomum balansae)...; chữa các bệnh về gan thì dùng Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Cối xay (Abutilon indium)...; chữa các bệnh về dạ dày thì dùng Khôi tía lá to (Ardisia gigantifolia), Nghệ (Curcuma longa), Nghệ đen (Curcuma zedoaria)... và nhiều nhóm bệnh khác nhau.
Lớp Hành có tỉ lệ ít hơn với 44 loài chiếm 16,30% tổng số loài của ngành, chiếm 15,60% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhƣng các loài cây thuộc lớp Hành đƣợc xem là những vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc điều trị các nhóm bệnh khác nhau của cộng đồng dân tộc ở xã Yên Ninh, nhƣ: Thổ phục linh (Smilax glabra) chữa bệnh gan, Sa nhân
(Amomum villosum) chữa viêm phổi, Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphyta) chữa bệnh thận, Mía dò (Costus tonkinensis) trong bài thuốc chữa bệnh thận...
4.2.1.2. Đa dạng ở bậc họ
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc không chỉ ở bậc ngành mà cả ở bậc họ ở xã Yên Ninh cũng rất đa dạng và phong phú. Kết quả điều tra thu đƣợc 100 họ với 282 loài thực vật đƣợc phân bố cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.5. Sự phân bố số lƣợng loài thực vật làm thuốc trong các họ Số họ
Ngành / lớp 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài
5 - 9 loài 10 - 15 loài > 15 loài Thông đất (Lycopodiophyta) 1 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 4 1 Thông (Pinophyta) 2 1 Mộc lan (Magnoliophyta) 44 15 7 9 10 3 2 1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 30 11 6 8 8 3 2 2. Lớp Hành Liliopsida) 14 4 1 1 2 Tổng số họ SL 52 17 7 9 10 3 2 Tỷ lệ % 52,00 17,00 7,00 9,00 10,00 3,00 2,00 Tổng số loài SL 52 34 21 36 67 34 38 Tỷ lệ % 18,44 12,06 7,45 12,77 23,76 12,06 13,48
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta) đều không có họ nào có số loài nhiều hơn 2 loài. Trong khi đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có tới 31 họ có số loài lớn hơn 2, chiếm 31% tổng số họ của hệ thực vật làm thuốc. Phần lớn các họ trong số đó đều thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida), chỉ có 4 họ thuộc lớp Hành (Liliopsida).
nhƣng chỉ chiếm 18,44% tổng số loài. Ngành Mộc lan có 44 họ bao gồm 30 họ thuộc lớp Mộc lan (chiếm 30%) nhƣ: họ Thích (Aceraceae); họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae); họ Chùm ớt (Bignoniaceae); họ Trám (Burceraceae); họ Gạo (Bombacaceae)... Và 14 họ thuộc lớp Hành (chiếm 14%) tổng số họ của hệ, một số họ nhƣ: Họ Thạch xƣơng bồ (Acoraceae); họ Hành (Alliaceae); họ Huyết dụ (Asteliaceae); họ thài lài (Commeliaceae); họ Cói (Cyperaceae); họ Lay ơn (Iridaceae)... Ngoài ra, toàn hệ có 17 họ có 2 loài, trong đó ngành Mộc lan có 15 họ, gồm các họ nhƣ: Họ Thiên lý (Asclepiadaceae); họ Nhót (Elaeagnaceae); họ Tung (Hernandiaceae); họ Mua (Melastomataceae); họ Chua me đất (Oxalidaceae)... Ngành Dƣơng xỉ có 1 họ là họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae); ngành Thông có 1 họ là họ Tuế (Cycadaceae). Số họ có 3 - 4 loài tập trung toàn bộ ở ngành Mộc lan với 16 họ, trong đó lớp Mộc lan chiếm 14% còn lớp Hành chiếm 2%. Điều này chứng tỏ các họ thực vật làm thuốc rất đa dạng nhƣng vẫn còn nghèo nàn về số cá thể trong từng họ. Tuy nhiên, các họ này lại tập trung nhiều cây thuốc quý, đƣợc thu mua với số lƣợng lớn nhƣ Gù hƣơng (Cinnamomum balansae), Vù hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon) dùng chữa các bệnh về thần kinh, vôi hóa cột sống; trong họ Tiết dê (Menispermaceae) có các loài có giá trị sử dụng cao đang thuộc diện nguy cấp cần bảo vệ nhƣ: Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) có tác dụng trong bài thuốc chữa bệnh gan, Bình vôi (Stephania rotunda) và Dây kí ninh (Tinospora crispa) đƣợc sử dụng trong các bài thuốc chữa đau lƣng, đau thần kinh.
Ngƣợc lại, các họ có nhiều loài tuy ít nhƣng số loài lại chiếm tỉ lệ rất cao. Số họ có từ 5 - 9 loài có 10 họ chiếm 10% tổng số họ, với tổng số loài là 67 chiếm 23,76% tổng số loài. Trong đó, họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm 5 loài: Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera); Ngƣu tất (Achyranthes bidentata); Dền cơm (Amaranthus lividus); Dền gai (Amaranthus spinosus); Mào gà đuôi lƣơn
(Celosia argentea). Họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm 6 loài: Dừa cạn (Catharanthus roseus); Mức trâu (Kibatalia macrophylla); Đại (Plumeria rubla); Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata); Sừng trâu đuôi (Strophanthus
caudatus); Lài trâu ít hoa (Tabernaemontana pauciflora). Họ Bông (Malvaceae) có 6 loài, gồm: Cối xay (Abutilon indicum); Bụp chẻ (Hibiscus furcatus); Phù dung (Hibiscus matabilis); Dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis); Ké hoa vàng (Hibiscus sida rhombifolia); Ké hoa đỏ (Urena sinuata). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 6 loài, gồm: Ngọc nữ thơm (Clerodendrum chinense); Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum); Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum); Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum); Ngọc nữ lông (Clerodendrum villosum); Cách lá rộng (Premna latifolia). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm 6 loài: Khôi trắng (Ardisia gigantifolia); Lá khôi (Ardisia silvestris); Cơm nguội the (Ardisia villosoides); Đơn trâu (Maesa blansae); Đơn nem (Maesa perlarius); Vón vén (Embelia ribes). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm 6 loài: Sa nhân (Amomum villosum); Riềng nếp (Alpinia galanga); Riềng (Alpinia officinarum); Nghệ (Curcuma longa); Nghệ đen (Curcuma zedoaria); Gừng (Zingiber officinale). Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) gồm 7: Bí xanh (Benincasa hispida); Dƣa chuột (Cucumis sativus); Bí ngô (Cucurbita pepo); Đại hái (Hodgsonia macrocarpa); Bầu (Lagellaria siceraria); Gấc (Momordica cochinchinensis); Dƣa chuột dại (Zehneria indica). Họ Cam (Rutaceae) gồm 7 loài: Bƣởi (Citrus grandis); Chanh (C. limonea); Quất (C. reticulata); Hồng bì (Clausena lansium); Bƣởi bung (Glycosmis parviflora); Kim sƣơng (Micromelum minutum); Muồng truống (Zanthoxylum avicennae). Họ Dâu tằm (Moraceae) gồm 9 loài: Vả (Ficus auriculata); Si (Ficus benjamina); Vú bò (Ficus heterophylla); Ngái lông dày (Ficus hirta var. roxburghii); Sung lâm bòng (Ficus lamponga); Sung (Ficus rasemosa); Dâu tằm (Morus alba); Dâu úc (Morus australis); Duối (Streblus asper). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm 9 loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus); Sả chanh (Cymbopogon cictratus); Cỏ gà (Cynodon dactylon); Cƣờm gạo (Coix lacryma-jobi); Cỏ mần trầu (Eleusine indica ); Cỏ tranh (Imperata cylindrica); Mía đỏ (Saccharum officinaruma ); Chít
Số họ có từ 10 -15 loài là 3 họ, với tổng số loài là 34 chiếm 12,06% tổng số loài. Cụ thể, họ Đậu (Fabaceae) có 10 loài, trong đó chủ yếu là các cây sống quanh khu vực vƣờn nhà và quen thuộc với ngƣời dân nhƣ: Dây cam thảo (Abrus precatorius) giúp mát gan; Vông (Erythrina stricta) chữa bệnh mất ngủ, giúp an thần; Đuôi chồn (Uraria crinita) chữa bệnh thận; Đậu ván (Lablab purpureus) chữa rắn cắn.... Họ Cà phê (Rubiaceae) gồm 11 loài: Găng vàng thông (Canthium filipendulum) chữa bệnh thận; Ba kích (Morinda officinalis) giúp bổ thận; Rau mơ leo (Paederia scandens) chữa mát gan; An điền trứng (Hedyotis capitellata) chữa đau đầu gối... Họ Ô rô (Acanthaceae) gồm 13 loài, chủ yếu là thân thảo và thân bụi, đƣợc ngƣời dân sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, nhƣ: Gai kim bóng (Barleria lupulina) chữa sâu răng; Tinh hoa bốn cạnh (Eranthemum tetragonum) chữa đau bụng; Thuốc trặc (Justicia gendarussa) chữa đau xƣơng khớp, đau mắt đỏ; Săng xê (Sanchezia nobilis) chữa đau dạ dày; Cơm nếp (Strobilanthes tonkinensis) chữa đau đầu, đau cơ...
Số họ có trên 15 loài là 2 họ, với 38 loài chiếm 13,48% tổng số loài. Mỗi cây thuốc trong từng họ lại đƣợc sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh khác nhau thể hiện nét độc đáo trong kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc xã Yên Ninh. Họ Cúc (Asteraceae) có tới 20 loài, chủ yếu là thân thảo nhƣ: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) chữa viêm xoang; Ngải cứu (Artemisia vulgaris) chữa đau đầu, cảm cúm; Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) chữa sỏi thận; Bạc đầu nhám (Vernonia aspera) chữa sƣng đau, viêm nhiễm; Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium) chữa bệnh thận, tiểu buốt... Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 18 loài, trong đó có nhiều loài đƣợc ngƣời dân trồng tại vƣờn nhà, nhƣ: Khổ sâm (Croton tonkinensis) chữa thận, đau bụng; Đơn đỏ (Excoecaria cochichinensis) chữa dị ứng, bệnh đƣờng ruột, viêm đại tràng; Trạng nguyên (Ephorbia pulcherrima) chữa viêm đại tràng; Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) chữa ghẻ lở, lợi tiểu; Thầu dầu tía (Ricinus communis) chữa thấp khớp, đau dạ dày; Rau ngót (Sauropus androgynusi) chữa táo bón, mát trong...
Kết quả trên cho thấy, thực vật làm thuốc ở KVNC không có sự cân đối giữa số họ và số loài, tỉ lệ tổng số họ (100 họ) so với tổng số loài (282 loài) chỉ đạt khoảng 1/3; tức là trung bình trong 1 họ thì có 3 loài đƣợc sử dụng làm thuốc. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự đa dạng về các họ thực vật làm thuốc nhƣng số cá thể trong họ lại hạn chế.
Hệ thực vật KVNC có 5 họ có từ 10 loài trở lên, đây đƣợc coi là những họ đa dạng nhất khi chỉ chiếm 5% số họ của cả hệ nhƣng có tới 72 loài chiếm 25,53% tổng số loài của hệ thực vật làm thuốc và 25,09% tổng số loài của toàn hệ thực vật nghiên cứu. Trong đó, họ Cúc (Asteraceae) có 20 loài; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 18 loài; họ Ô rô (Acanthaceae) có 13 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) có 11 loài; họ Đậu (Fabaceae) có 10 loài.
4.2.1.3. Đa dạng ở bậc chi
Sự đa dạng ở bậc chi đƣợc thể hiện ở số lƣợng các loài trong chi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thống kê và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Số chi có 1 loài là 178 chi chiếm 80,91% tổng số chi; với 178 loài chiếm 63,12% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Số chi có 2 loài là 29 chi chiếm 13,18% tổng số chi; với 58 loài chiếm 20,92% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Số chi có 3 loài là 8 chi chiếm 3,64% tổng số chi; với 24 loài chiếm 8,51% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Số chi có 4 loài là 3 chi chiếm 1,36% tổng số chi; với 12 loài chiếm 4,26% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Số chi có 5 loài là 1 chi chiếm 0,45% tổng số chi; với 5 loài chiếm 1,77% tổng số loài của toàn hệ. Số chi có 6 loài là 1 chi chiếm 0,45% tổng số chi; với 6 loài chiếm 2,13% tổng số loài của toàn hệ thực vật làm thuốc. Chúng tôi đã phân tích 5 chi đa dạng nhất với số loài từ 4 trở lên và đƣợc thống kê ở bảng 4.6 nhƣ sau:
Bảng 4.6. Thống kê các chi có nhiều loài thực vật làm thuốc nhất
STT Tên chi Tên họ Số loài
1 Ficus Moraceae 6
2 Clerodendrum Verbenaceae 5
3 Artemisia Asteraceae 4
4 Hibiscus Malvaceae 4
5 Hedyotis Rubiaceae 4
Nhìn vào bảng 4.6, chúng ta thấy chi có nhiều loài nhất là Ficus thuộc họ Moraceae (họ Dâu tằm) với 6 loài là: Vả (Ficus auriculata), Si (Ficus benjamina), Vú bò (Ficus heterophylla), Ngái lông dày (Ficus hirta var. roxburghii), Sung lâm bòng (Ficus lamponga), Sung (Ficus rasemosa). Tiếp đến là chi Clerodendrum thuộc họ Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa) có 5 loài: Ngọc nữ thơm (Clerodendrum chinense), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum), Mò đỏ
(Clerodendrum paniculatum), Ngọc nữ lông (Clerodendrum villosum). Các chi
Artemisia, Hibiscus, Hedyotis đều có 4 loài. Đó là các loài: Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua); Thanh cao Bắc bộ (Artemisia dubia); Ngải rừng (Artemisia roxburghiana); Ngải cứu (Artemisia vulgaris); Bụp chẻ (Hibiscus furcatus); Phù dung (Hibiscus matabilis); Dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis); Ké hoa vàng (Hibiscus sida rhombifolia); An điền trứng (Hedyotis capitellata); An điền móc (Hedyotis uncinella); An điền nón (Hedyotis pilulifera); An điền (Hedyotis hedyotidea).
Các chi có số lƣợng loài từ 4 trở lên chỉ chiếm 2,26% tổng số chi và chiếm đến 8,07% tổng số loài của KVNC. Điều này một lần nữa khẳng định sự đa dạng và phong phú của hệ thực vật làm thuốc tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lƣơng. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy, các loài cây thuốc thuộc cùng một chi thƣờng có công dụng gần giống nhau.
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc ở xã Yên Ninh, huyện Phú lƣơng không chỉ đa dạng ở thành phần loài trong các chi, họ, ngành mà còn rất đa dạng và phong phú về thành phần dạng sống.