Để đánh giá đƣợc sự đa dạng về thành phần loài thực vật có chứa tinh dầu tại KVNC, chúng tôi còn tiến hành điều tra về sinh cảnh sống của thực vật có chứa
Bảng 4.13. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật chứa tinh dầu ở KVNC
TT Sinh cảnh Số loài TL % so với tổng số loài
1 Sống ở rừng 10 22,22
2 Sống ở đồi 4 8,89
3 Sống ở vƣờn nhà 28 62,22
4 Sống ở ven suối 3 6,67
Thực vật có chứa tinh dầu ở xã Yên Ninh có sinh cảnh sống khá đa dạng. Tập trung nhiều nhất là ở vƣờn nhà, quanh bản làng với 28 loài chiếm 62,22% loài thực vật chứa tinh dầu ở KVNC. Bao gồm các loài nhƣ: Riềng (Alpinia officinarum), Giấp cá (Houttuynia cordata), Sả chanh (Cymbopogon cictratus), Hẹ (Allium odorum), Lá lốt (Piper lolot)... Thực vật thuộc nhóm này chủ yếu đƣợc sử dụng làm gia vị, rau ăn hàng ngày nên chúng đƣợc trồng phổ biến ở gần nhà để tiện cho quá trình sử dụng. Ngoài ra, một số ngƣời dân cũng nhận biết đƣợc khả năng cho tinh dầu của một số loài thực vật nên cũng đã đầu tƣ trồng và khai thác nhƣ Nghệ (Curcuma longa). Tuy nhiên, mô hình và phạm vi đầu tƣ là chƣa lớn, do chƣa nhận biết đƣợc hết tiềm năng thực vật có tinh dầu đem lại. Vì vậy cần có những hƣớng đầu tƣ thiết thực cho nhóm loài thực vật này.
Ở các sinh cảnh sống khác, thực vật có chứa tinh dầu đƣợc phát hiện là chƣa nhiều. Nguyên nhân chính là do hƣớng phát triển các cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chƣa nhiều; ngƣời dân cũng chƣa có hiểu biết về nhóm thực vật có chứa tinh dầu cũng nhƣ lợi ích của nó đem lại.
4.4. Những loài thực vật quý cần đƣợc bảo tồn ở KVNC
Theo điều tra, tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều loài thực vật quý mà hiện nay đang ngày một hiếm gặp và cần đƣợc bảo vệ. Có những loài đang bị thu mua gắt gao với số lƣợng lớn nhƣ: Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphylla), Hoàng đằng (Fibraurea recisa)... Một số loài do ngày một hiếm gặp và khó tìm nên đƣợc ngƣời dân tại đây mang về trồng trong vƣờn nhà.
Qua quá trình điều tra, dựa theo các tài liệu nhƣ: Sách đỏ Việt Nam - phần Thực vật [7], Nghị định 32/2006/NĐ - CP của Chính phủ (2006) [16] và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007) [42], chúng tôi đã thống kê đƣợc 16 loài thực vật thuộc diện cần bảo vệ trong bảng 4.14 sau:
Bảng 4.14. Những loài thực vật quý cần đƣợc bảo tồn
TT Tên phổ thông – Tên khoa học SĐVN Cấp quy định 32/NĐ- CP DLĐCT
1 Lá khôi – Ardisia gigantifolia Stapf. VU A1a,c,d+2d 2 Cốt khí củ - Reynoutria japonica Houtt R 3 Dây kí ninh – Tinospora crispa (L.) Miers K 4 Hoàng tinh hoa trắng – Disporopsis longifolia
Craib VU A1c,d IIA EN A2a,c,d
5 Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.)
Haraldson VU A1c,d EN A3a,c,d
6 Rau sắng – Melientha suavis Pierre VU B1+2e
7 Tắc kè đá bon – Drynaria bonii H. Christ VU A1a,c,d VU A1c,d 8 Thiên niên kiện lá lớn – Homalomena
gingantea Engl.
VU A1c,d1+2b,c
EN A1c,d.B2a,b
9 Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour. IIA
10 Kim tuyến đá vôi – Anoectochilus calcareus
Aver. EN A1d IA
11 Trầm dó - Aquilaria crassna Pirre ex Lecomte
EN A1a,c,d,
B1+2b,c,e EN A1c,d
12 Gù hƣơng – Cinamomum balansae
Lecomte. VU A1c IIA
13 Vù hƣơng - Cinamomum parthenoxylon
(Jack.) Meisn. CR A1a,c,d IIA
14 Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla Smith. EN A1c,d EN B2a,b 15 Sâm mùng tơi - Tanilum paniculatum (Jacq.)
Gaertn. VU A1a,c,d
16 Bình vôi hoa đầu - Stephania cepharantha
Hayata
EN
A1a,b,c,d IIA CR B2a,b
SĐVN: Sách đỏ Việt Nam EN – Nguy cấp – Endangered 32/NĐ-CP: Nghị định 32 của Chính phủ VU – Sắp nguy cấp – Vulnerable
DLĐCT: Danh lục đỏ cây thuốc CR – Cực kì nguy cấp – Critically Endangered
Ở khu vực nghiên cứu có 16 loài thực vật quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam thuộc 15 chi, 11 họ của 2 ngành thực vật bậc cao chiếm 5,57% tổng số loài của toàn hệ.
Nhận xét:
- Thuộc nhóm CR - nhóm cực kì nguy cấp: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) phần Thực vật có Vù hƣơng (Cinamomum parthenoxylon) thuộc họ Long lão (Lauraceae). Theo kinh nghiệm của ngƣời dân ở đây thì thân cây đƣợc sử dụng làm một trong các vị thuốc của bài thuốc đặc trị thần kinh và chữa vôi hóa cột sống. Ngoài ra, Vù hƣơng còn đƣợc chiết suất tinh dầu rất tốt. Theo Danh lục đỏ cây thuốc (2007) có Bình vôi hoa đầu (Stephania cepharantha) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Rễ củ của loài này đƣợc ngâm rƣợu làm thuốc bổ hoặc phơi khô sắc thuốc uống chữa bệnh thận.
- Thuộc nhóm EN - nhóm nguy cấp: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) phần thực vật gồm: Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus) là cây thuộc họ Lan (Orchidaceae); cây đƣợc sử dụng trong các bài thuốc có tác dụng tẩm bổ cơ thể. Theo điều tra hiện nay, tại KVNC, loài cây này đang bị thu mua gắt gao với giá 500.000 nghìn/kg và đƣợc một số ngƣời dân đem về nhà trồng, tuy nhiên do điều kiện môi trƣờng sống không phù hợp nên cây thƣờng bị chết hoặc không phát triển đƣợc. Trầm dó (Aquilaria crassna) là cây thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae); thân cây dùng để ngâm rƣợu xoa bóp hoặc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh xƣơng khớp. Trọng lâu nhiều lá (Paris polyphylla) là cây thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae); có rất nhiều công dụng: lá giã ra đắp vết rắn cắn hoặc đắp chỗ bị sƣng viêm, rễ cây đƣợc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh thận hoặc để thanh nhiệt. Bình vôi hoa đầu (Stephania cepharantha). Theo Danh lục đỏ cây thuốc (2007) gồm: Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia); Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena gingantea); Trầm dó (Aquilaria crassna); Trọng lâu nhiều lá(Paris polyphylla).
- Thuộc nhóm VU - Nhóm sắp nguy cấp: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) gồm: Lá khôi (Ardisia gigantifolia) là cây thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ngƣời dân xã Yên Ninh sử dụng lá phơi khô, sắc thuốc uống để chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày; ngoài ra còn đƣợc sử dụng trong các bài thuốc tắm đẻ, chữa bệnh về gan, thiếu máu hay phù nề. Do ngƣời dân khai thác cả cây thuốc về bán nên hiện nay số lƣợng loài này đã dần cạn kiệt. Chỉ còn gặp rất ít cá thể trồng tại nhà dân ở địa phƣơng. Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) thuộc họ Mạch môn đông, chủ yếu rễ đƣợc sử dụng làm thuốc bổ, nhất là bổ máu. Ngoài ra, loài này còn đƣợc sử dụng làm cảnh hay làm men nấu rƣợu. Loài cây này vẫn còn gặp nhiều ở rừng già khu vực nghiên cứu. Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora) thuộc họ Rau răm, chuyên dùng làm thuốc bổ máu, đen tóc. Loài cây này sống sâu trong rừng già, khó kiếm nên đƣợc ngƣời dân mang về nhà trồng tại vƣờn. Rau sắng (Melientha suavis) có tên thƣờng gọi là Rau ngót rừng, giúp mát trong, giải nhiệt. Tắc kè đá bon (Drynaria bonii) thuộc họ Ráng nhiều chân, loài này sống bám vào đá, bộ phận củ chữa đƣợc nhiều bệnh nhƣ: đau xƣơng, đau thần kinh, hen bằng cách ngâm rƣợu xoa bóp hoặc phơi khô sắc uống. Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena gingantea) và Gù hƣơng (Cinamomum balansae). Theo Danh lục đỏ cây thuốc (2007) gồm có: Tắc kè đá bon (Drynaria bonii) và Sâm mùng tơi (Tanilum paniculatum).
Ngoài ra, có một số loài thuộc cấp R, K, IIA nhƣ: Cốt khí củ (Reynoutria japonica) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Dây kí ninh (Tinospora crispa) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae); Gù hƣơng (Cinamomum balansae); Vù hƣơng (Cinamomum parthenoxylon).