Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật làm thuốc ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 54)

Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu và sự phân bố của thực vật làm thuốc trong KVNC, chúng tôi phân chia thành các sinh cảnh sống sau:

Sống ở rừng (Ru): Các loài sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng. Sống ở đồi (Đ): Các loài sống ở đồi, đồi hoang, trảng cây bụi, trảng cỏ. Sống ở vƣờn nhà (N): Các loài sống ở vƣờn nhà, nƣơng rẫy, quanh bản làng. Sống ven suối (Vs): Các loài sống ở khe suối, nơi đất ẩm quanh năm. Kết quả thống kê thực vật làm thuốc theo môi trƣờng sống thể hiện ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Đa dạng về sinh cảnh sống của thực vật làm thuốc ở KVNC

TT Sinh cảnh Số loài TL % so với tổng số loài

1 Sống ở rừng 89 31,56

2 Sống ở đồi 58 20,57

3 Sống ở vƣờn nhà 123 43,62

4 Sống ở ven suối 12 4,26

Qua điều tra, chúng tôi thấy thực vật làm thuốc ở xã Yên Ninh có sinh cảnh sống đa dạng. Từ rừng rậm đến vƣờn nhà, từ các đồi hoang cho đến các khe suối…

Dựa vào bảng 4.8 và hình 4.4, sinh cảnh gặp nhiều thực vật làm thuốc nhất ở KVNC là khu vực vƣờn nhà, quanh bản làng, nƣơng rẫy với 123/282 loài (chiếm 43,62%). Bao gồm các loài nhƣ: Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Dền cơm (Amaranthus lividus), , Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Thanh hao hoa vàng

(Artemisia annua), Đơn kim (Bindens polisa), Xƣơng sông (Blumea lanceolaria), Cúc tần (Pluchea indica) thuộc họ Cúc (Asteraceae); Giâu da xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum) thuộc họ Xoài (Aracardiaceae); Gạo (Bombax malabaricum) thuộc họ Gạo (Bombacaceae); Đu đủ (Carica papaya) thuộc họ Đu đủ (Caricaceae); Bí xanh (Benincasa hispida) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae); Ích mẫu (Leonurus japonicus), Tía tô (Perilla fruescens)

thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae); Cối xay (Abutilon indicum), Phù dung (Hibiscus matabilis) thuộc họ Bông (Malvaceae); Dâu tằm (Morus alba), Vả

(Ficus auriculata) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae); Mã đề trồng (Plantagomajor) thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae); Mơ (Prunus armeniaca), Táo (Zizyphus mauritiana), Bƣởi (Citrus grandis), Nhãn (Dimocarpus longan), Hải đƣờng (Camellia amplexicaulis)... Sở dĩ các loài cây tập trung chủ yếu ở sinh cảnh này là do diện tích đất đồi và rừng đang ngày càng thu hẹp, nhiều loài cây bị mất đi đặc biệt là các loài cây quý; đồng thời để tiện cho việc chăm sóc và sử dụng mà bà con nơi đây đã đem các cây từ nhiều sinh cảnh khác nhau về trồng ở vƣờn nhà.

Số loài thực vật làm thuốc sống ở sinh cảnh rừng có 89/282 loài, chiếm 31,56%. Bao gồm các loài nhƣ: Lông cu li (Cibotium barometz) thuộc họ Lông cu li (Dicksoniaceae); Rau dớn (Diplazium esculentum) thuộc họ Ráng nhiều chân

(Polypodiaceae); Tuế đá vôi (Cycas balansae), Tuế xẻ thùy (Cycas micholitzii) thuộc họ Tuế (Cycadaceae), Gắm núi (Gnetum montanum) thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae); Săng xê (Sanchezia nobilis) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); Thôi chanh (Alangium chinense) thuộc họ Thôi ba (Alangiaceae); Mức trâu (Kibatalia macrophylla) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae); Đơn châu chấu (Aralia armata) thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae); Núc nác (Oroxylum indicum) thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae); Vấu diều (Caesalpinia latisiliqua) thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae); Sói láng (Sarcandra glaba) thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae); Dọc (Garcinia multiflora) thuộc họ Bứa (Clusiaceae); Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Dƣa chuột dại (Zehneria indica) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae)... Sinh cảnh sống ở rừng có điều kiện tự nhiên và các yếu tố sinh thái thuận lợi cho thực vật phát triển. Vì vậy, thực vật làm thuốc sống trong sinh cảnh này có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao hơn, chất lƣợng cây thuốc cũng tốt hơn. Do đó, ngƣời dân vẫn thƣờng xuyên vào rừng tìm kiếm các loài thực vật làm thuốc nhằm tăng hiệu quả khi sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, vì thế mà số lƣợng các loài cây thuốc cũng đang suy giảm. Do đó, cần có những biện pháp để bảo vệ các loài thực vật thuộc nhóm này.

Ở sinh cảnh đồi, trảng cây bụi, trảng cỏ có 58 loài (chiếm 20,57%) tổng số loài. Bao gồm các loài nhƣ: Đơn trâu (Maesa blansae), Vón vén (Embelia ribes) thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae); Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum) thuộc họ Sim (Myrtaceae); Dây gân bông hẹp (Gouania leptostachyta) thuộc họ Táo (Rhamneaceae); Dâu núi (Duchesnea indica), Mâm xôi (Rubus alcaefolius) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae); Câu đằng gân nhẵn (Uncaria laevigata) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae); Muồng truống (Zanthoxylum avicennae) thuộc họ Cam (Rutaceae); Nhân trần (Adenosma caeruleum) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae); Cọ (Livistonna saribus) thuộc họ Cau (Arecaceae); Củ gấu (Carax rotundus) thuộc họ Cói (Cyperaceae); Cỏ gà

(Cynodon dactylon), Cỏ mầm trầu (Eleusine indica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae)... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực vật làm thuốc ở đồi giảm mạnh là do bà con nhân dân nơi đây khai hoang làm nhà, làm nƣơng, làm rẫy khiến cho diện tích đồi bị thu hẹp. Chính vì vậy chúng ta cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc; song song với nó cần có giải pháp bảo tồn, đặc biệt là những loài cây thuốc quý hiếm.

Ít nhất là số loài cây thuốc sống gần nƣớc, ven suối, gần nơi ẩm ƣớt với 12 loài (chiếm 4,06%) tổng số loài. Bao gồm các loài: Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), Bán tự lông (Hemigraphis hirsuta), Chàm rừng (Strobilanthes cystolithigera) thuộc họ Ôrô (Acanthaceae); Rau má nhỏ (Hydrocotyle sibthorpioides) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae); Lài trâu ít hoa (Tabernaemontana pauciflora) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae); Đại bi (Blumea balsamifera) thuộc họ Cúc (Asteraceae); Thầu dầu tía (Ricinus communis) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Dây cam thảo (Abrus precatorius) thuộc họ Đậu (Fabaceae); Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) thuộc họ Long não (Lauraceae); Ké hoa vàng (Hibiscus sida rhombifolia) thuộc họ Bông (Malvaceae); Chua me đất (Oxalis corniculata) thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae)... Các cây thuộc nhóm này chủ yếu thuộc nhóm cây ƣa ẩm, ƣa bóng. Tuy dễ tìm kiếm nhƣng ít công dụng hơn các nhóm cây khác nên ít đƣợc sử dụng. Mặt khác, do diện tích rừng ngày càng thu hẹp làm cho các nguồn nƣớc khô cạn, vì vậy mà số lƣợng loài sống ở môi trƣờng này giảm đáng kể.

Nhƣ vậy, qua đánh giá ban đầu chúng tôi nhận thấy các loài thực vật làm thuốc có sinh cảnh sống rất đa dạng. Sự phân bố các loài trong các sinh cảnh sống khác nhau là không đồng đều. Tuy nhiên, mỗi loài thực vật đều có khả năng thích nghi tốt nhất với một môi trƣờng sinh thái nhất định; chính vì vậy mà ở sinh cảnh nào cũng có những loài thực vật quý, đa dạng về công dụng cũng nhƣ cách thức sử dụng.

Qua việc nghiên cứu và đánh giá sự đa dạng sinh cảnh sống của thực vật làm thuốc ở KVNC phần nào phản ánh đƣợc mối tƣơng quan và tác động của sinh cảnh sống lên thực vật, bƣớc đầu đã góp phần trong công tác nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật làm thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)