Đa dạng về cách sử dụng thực vật làm thuốc ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 58)

Dựa vào kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc của đồng bào ở KVNC và qua các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy có 2 hình thức chế biến cây thuốc phổ biến là tƣơi và khô. Dạng tƣơi là các các bộ phận của cây thuốc sẽ đƣợc sử dụng trực tiếp, sau khi thu hái về thƣờng dùng để đun nƣớc tắm, giã ra để uống, đắp, hoặc dùng để nấu nƣớc uống, ngâm rƣợu uống. Dạng khô là các bộ phận của cây sau khi thu hái về sẽ để nguyên hay thái nhỏ phơi khô dùng để đun nƣớc uống, ngâm rƣợu xoa bóp, hoặc dùng làm vị thuốc trong các thang thuốc. Thông thƣờng những cây thuốc chỉ có theo mùa vụ thì các ông lang, bà mế sẽ sử dụng cách này để có thể bảo quản vị thuốc đƣợc lâu hơn khi sử dụng. Kết quả điều tra đƣợc thống kê trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc ở KVNC

TT Cách dùng Số loài Tỉ lệ (%) so với tổng số loài

1 Tƣơi (Tu) 148 52,48

2 Khô (K) 220 78,01

Bảng 4.10 cho thấy sự chênh lệch về cách chế biến cây thuốc của ngƣời dân xã Yên Ninh. Chế biến cây thuốc trực tiếp lúc tƣơi đƣợc dùng ít hơn với 148 loài (chiếm 52,48%), khô với 220 loài (chiếm 78,01%). Phỏng vấn một số ngƣời dân nơi đây, chúng tôi đƣợc biết ngƣời dân có thể đi lấy cây thuốc khi đi vào rừng lấy củi, đi làm nƣơng rẫy... và thƣờng là những cây thuốc hàng ngày, rất dễ tìm kiếm vì vậy chúng thƣờng đƣợc sử dụng trực tiếp lúc tƣơi nhƣ: Dạ cẩm tím thân gỗ (Phlogacanthus cornutus) dùng để đun nƣớc tắm ngứa; Sắn dây (Raphistemma hooperianum) đắp mụn nhọt để hút mủ… Cách chế biến khô thƣờng áp dụng với những cây thuốc khó tìm, hiếm gặp, hoặc mọc ở những nơi có địa hình hiểm trở, thƣờng đƣợc các ông lang, bà mế đem về phơi khô, cất đi và dùng khi cần, đa số các loài cây này thƣờng dùng bộ phận thân, hoặc củ để ngâm rƣợu uống, xoa bóp hoặc để dùng trong các thang thuốc nhƣ: Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) dùng chữa bệnh xƣơng khớp, thoái hóa xƣơng sống; Cốt khí củ (Reynoutria japonica) chữa đau cột sống, đau xƣơng khớp; Lá khôi (Ardisia gigantifolia) chữa bệnh lở loét, đau dạ dày…

Bên cạnh sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc, cách chế biến thì hình thức sử dụng cây thuốc của ngƣời dân ở đây cũng khá độc đáo và phong phú thể hiện qua các hình thức: đắp, tắm, uống, ngậm. Các hình thức sử dụng này cũng góp phần vào việc tăng hiệu quả sử dụng thuốc, là một trong những nét độc đáo, mang bản sắc y học riêng biệt của mỗi dân tộc.

Hình thức sử dụng thuốc đƣợc ngƣời dân áp dụng nhiều nhất là uống. Ngọn non, lá cây hoặc rễ (củ) sẽ đƣợc giã ra hoặc vò nát rồi chắt lấy nƣớc để uống nhƣ: Củ cây Sa nhân (Amomum villosum) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) chữa ho, chóng mặt, buồn nôn. Việc sử dụng thân, rễ, lá còn tƣơi (khô) để đun nƣớc

uống đƣợc ngƣời dân xã Yên Ninh áp dụng nhiều hơn cả dùng để chữa các bệnh nhƣ: gan, thận, thanh nhiệt, đau dây thần kinh, xƣơng khớp… Một số loài còn dùng để ngâm rƣợu uống chữa các bệnh liên quan đến xƣơng khớp.

Tắm là hình thức sử dụng lá, thân, cành, rễ cây còn tƣơi đun nƣớc để tắm hoặc gội. Thông thƣờng hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng chữa các bệnh ngoài da nhƣ: ngứa, lở loét, nấm. Nhƣ loài Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum) đƣợc dùng để đun nƣớc tắm chữa ngứa, nổ mày đay, phát ban...

Đắp là hình thức dùng lá, hoặc ngọn non hay củ của cây thuốc lúc còn tƣơi giã ra, hoặc vần lửa nóng để đắp vào những chỗ bị lở loét, sƣng đau, hoặc để hút mủ, chất độc (rắn, côn trùng cắn). Có nhiều loài cây thuốc đƣợc sử dụng theo hình thức này nhƣ: Sắn dây (Raphistemma hooperianum) chữa lở loét, Ngải rừng (Atemisia roxburghiana) chữa liệt..

Ngâm rƣợu xoa bóp dùng các bộ phận của cây nhƣ: Thân, vỏ cây, rễ (củ) ngâm với rƣợu để tăng hoạt tính cho thuốc. Các loài đƣợc sử dụng theo hình thức này chủ yếu dùng để xoa bóp xƣơng khớp, hoặc đau dây thần kinh, đau cơ nhƣ: Nhót hoa không cuống (Elaeagnus conferta), Tắc kè đá bon (Drynaria bonii)...

Ngậm là hình thức sử dụng ngọn non, củ, lá cây tƣơi giá ra chắt lấy nƣớc ngậm hoặc đun nóng tạo dung dịch đặc để ngậm chữa đau răng hoặc viêm họng. Hình thức sử dụng này áp dụng nhƣ loài Trầu rừng (Piper laosanum) chữa đau răng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và thực vật có tinh dầu ở xã yên ninh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)