4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
1.1.3. Một số đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn
Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là: có tính vùng miền, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, sản xuất mang tính thời vụ cao do vậy lao động nông thôn cũng có một số đặc điểm khác biệt so với các nghành nghề khác, cụ thể như sau:
1.1.3.1. Lao động nông thôn mang tính thời vụ
Đây là đặc điểm gắn liền với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Như vậy tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hóa đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp như: Ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu đãi rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản chất lượng với chi phí thấp. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở các công đoạn gieo trồng bón phân,… Tính thời vụ tạo ra sự căng thẳng về lao động khi vào vụ và ngược lại tạo ra sự nông nhàn khi ngoài vụ (Vũ Đình Thắng, 2016).
1.1.3.2. Số lượng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có xu thế tăng
Cung và cầu lao động ở nông thôn chưa cân đối. Ở khu vực nông thôn cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối lớn. Nguyên nhân chính do hậu quả để lại của mức sinh cao 15-
20 năm trước dẫn đến số người bước vào độ tuổi lao động tăng cao trong những năm gần đây. Cơ hội tạo ra là nguồn cung lao động dồi dào nhưng thách thức đi kèm là vấn đề giải quyết việc làm. Sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, quy mô dân số và nguồn lao động ở nông thôn nước ta vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao do tỷ lệ dân số và lao động ở khu vực nông thôn rất cao. Mặt khác, do nhận thức về sinh đẻ của người dân ở nông thôn cũng thấp hơn thành thị, vì vậy cũng là nguyên nhân gia tăng dân số và lao động. (Vũ Đình Thắng, 2016).
Lao động nông thôn tạo ra sản phẩm thiết yếu không thể thay thế được cho xã hội, sản phẩm này ngày càng cần thiết và nhu cầu ngày càng tăng do dân số ngày càng tăng cao. Nguồn lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao, số người không có việc làm khá lớn: Mức độ tăng nguồn cung lao động hàng năm là khá lớn do tỷ lệ sinh cao từ 15-20 năm về trước. Số lao động đến tuổi hàng năm vào khoảng 1,6-1,8 triệu người. Tư liệu sản xuất chính là đất đai đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa. Việc làm trong nông nghiệp ngày càng ít đi tỷ lệ nghịch với số lao động bước vào tuổi lao động càng tăng dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn càng trầm trọng. Mặt khác, nông nghiệp nước ta đang từng bước được cơ giới hóa, lượng lao động trong nông nghiệp sử dụng đến ít dần, một người lao động tạo ra số sản phẩm nhiều hơn trước do vậy số lao động cần thiết cho nông nghiệp có xu hướng giảm dần ngày càng sâu sắc.(Võ Thanh Tùng,2018),
1.1.3.3. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ thiếu việc làm chiếm đa số
Tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề thời sự đối với lao động nông thôn. Khu vực nông thôn tập trung đại bộ phận lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực nông thôn có xu hướng tăng nếu năm 2013 là 2,18%, năm 2014 là 2,10% thì năm 2015 tăng 2,31%. Tốc độ tăng
khoảng hơn 2,5% năm. Thời gian lao động trung bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 2014 là 29,2% thì năm 2016 còn 24,46%. Với lực lượng lao động ở nông thôn năm 2016 là 36,9 triệu người và thời gian lao động chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46%, nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội, 2012).
1.1.3.4. Chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp
Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế mạnh. Về sức khoẻ: Sức khoẻ của người lao động liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày và môi trường sống, môi trường làm việc,... Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ nhất là người dân và lao động ở khu vực nông thôn. Môi trường cuộc sống và môi trường lao động ở nông thôn cũng bị ô nhiễm hơn khu vực khác,... Vì vậy, chất lượng của lao động cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng còn thấp (Trần Lê Hữu Nghĩa, 2010).
Đặc điểm của lao động nông thôn ở Việt Nam phần lớn nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức, tính ổn định không cao (95,7% không có hợp đồng lao động). Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không nhiều, rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất lớn. Khả năng tự tạo việc làm và xúc tiến việc làm của lao động nông thôn không cao. Do vậy, tạo việc làm và xúc tiến việc làm và đào tạo nghề lao động nông thôn chủ yếu dựa vào các chương trình đầu tư công của (Mạc Văn Tiến,2015),
1.1.3.5. Lao động nông thôn khó tiếp cận việc làm có thu nhập và chất lượng cao
Đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn là phần lớn chưa qua đào tạo (>90%) dẫn đến không thể tiếp cận các công việc có thu nhập và chất lượng cao, mặt khác khả năng cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường việc làm của lao động nông là không kịp thời làm giảm khả năng tự tạo việc làm. Do vậy các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm cũng như tạo ra việc làm mới cho lao động nông thôn là vấn đề cấp bách và thiết thực.