4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kể từ khi đề án đào tạo nghề cho LĐNT và các văn bản hướng dẫn thực hiện đề án được ban hành, thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT được các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm; đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo, một số luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ bàn về vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT, qua đó đã giúp cho tác giải có cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn về công tác này.
Những năm vừa qua đã có các công trình nghiên cứu và nhiều bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng như: “Đào tạo nghề cho LĐNT vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ CNH-HĐH” của tác giả Nguyễn Văn Đại; “Đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Việt Quân; “Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà; “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -TB&XH... Những bài báo, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay.
Các bài báo, công trình này hầu hết đã chỉ ra được các tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT như: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vừa qua chưa được quan tâm đúng mức; nhiều cơ quan, bộ ngành, nhiều địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về công tác đào tạo nghề, trong đo có đào tạo nghề cho LĐNT; xem công tác này chỉ là nhiệm vụ nhất thời, giai đoạn, chưa phải là công việc thường xuyên, được tổ chức một cách liên tục và có hệ thống; việc thực hiện còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài ra, bản thân người dân và người nông dân nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề dẫn đến thái độ không mặn mà, thậm chí còn thờ ở với công tác này. Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, các cơ quan thực hiện chưa tốt; công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu về đào tạo còn gặp nhiều khó khăn đã làm cho công tác đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề LĐNT thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, các công trình, bài viết cũng đã nêu lên được thực trạng của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất nhiều giải pháp, cách làm nhằm giúp cho chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả đều nhất trí cho rằng để hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng đi vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẻ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, nhất là các cấp chính quyền ở địa phương từ tỉnh đến xã và nhu cầu đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của người dân, người nông dân, từ tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của từng địa phương và của các doanh nghiệp… thì việc triển khai, tổ chức thực hiện mới có hiệu quả được…
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Trải dài Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông. Huyện Định Hóa có ranh giới phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ, phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).
Huyện Định Hóa có đặc điểm địa hình phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là núi cao, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Địa hình huyện Định Hóa được phân làm 3 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã: Bảo Linh, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Dương. Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn (>250). Địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Đây là vùng sinh thái lâm nghiệp, tiểu vùng này thích hợp sự phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.
- Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung tâm của huyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng được bao bọcvới hai bên là hai dãy núi cao ôm lấy cánh đồng lòng chảo Chợ Chu (một bên là dãy núi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống từ xã Bảo Linh đến xã Bảo Cường, một bên là dãy núi đá vôi kéo dài từ xã Linh Thông đến xã Trung Hội -khoảng 20 km). Đất đai ở vùng này khá tốt cùng với mạng lưới sông, suối, ao hồ khá dày là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng này gồm 6 xã và một thị trấn: Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu và Đồng Thịnh. Đây chính là vùng sản xuất lúa trọng điểm và cây ăn quả đặc sản.
Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và Tây Nam huyện. Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng địa hình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc vừa phải (10-200 ) mạng lưới sông ngòi, suối khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đặc điểm khí hậu của huyện mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo thống kê số ngày mưa trung bình hàng năm là khoảng 137 ngày, lượng mưa trung bình dao động quanh mức 1.426mm/ năm và tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Hệ thống sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung và đạt lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào khoảng thời gian từ tháng 7- tháng 8. Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 3 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động quanh mức 23,20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01). Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, chế độ nhiệt thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và thâm canh tăng vụ các loại cây ngắn ngày.
Độ ẩm tương đối cao, mức trung bình hàng năm khoảng 85%. Số giờ nắng trong năm trung bình dao động quanh mốc 1.360 giờ. Lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện Định Hoá gồm có 13 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 71% (Dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất tới 53%).
Đặc điểm cơ cấu lao động có tỷ lệ dân cư thuộc khu vực nông thôn của Huyện chiếm tỷ lệ rất cao tới 93,03%, điều này càng khẳng định các chủ trương, chính sách triển khai trên địa bàn thuộc lĩnh vực nông nghiệp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Nói cách khác, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa làn nghiên cứu ảnh sẽ là yếu tố tác động mạnh mẽ tới việc phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người dân tại huyện.
Lao động phân bố trong các ngành nghề không có biến động lớn qua các năm giai đoạn 2015 -2017. Lao động trong độ tuổi của huyện chủ yếu tập trung ở các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Điều này càng khẳng định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn Huyên nên tập trung vào các thế mạnh của Huyện là nông nghiệp và phi nông nghiệp (cụ thể là công nghiệp chế biến). Lao động phân bố trong các ngành nghề không có biến động lớn qua các năm giai đoạn 2012 -2014. Lao động trong độ tuổi của Huyện chủ yếu tập trung ở các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Điều này càng khẳng định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn Huyên nên tập trung vào các thế mạnh của Huyện là nông nghiệp và phi nông nghiệp (cụ thể là công nghiệp chế biến).
Nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu của Huyện dựa vào ngân sách nhà nước cấp (năm 2012 là 89,81% ; năm 2013 là 87,76%; 2014 là 89,82%). Số thu ngân sách nhà nước được để lại sử dụng tại Huyện chỉ đáp ứng được khoảng 11% chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách địa phương chiếm khoảng 10,24% tổng chi ngân sách địa phương. Nói cách khác huyện Định Hóa chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp và kinh phí được cấp hầu như đều sử dụng hết trong năm tài khóa. Điều đó cho thấy kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa giai đoạn 2016 -2018
- Các yếu tố ảnh hưởng, hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả đào
tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 - Định hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa giai đoạn 2020 - 2025.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa, từ UBND huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, UBND các xã và một số cơ quan, tổ chức khác.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn cỡ mẫu
Chọn số lao động được điều tra là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn lao động để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ đánh giá tình trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Có rất nhiều công thức tính mẫu điều tra nhằm để đảm bảo độ chính xác và khả năng suy rộng của nghiên cứu. Với mục tiêu và đặc điểm của các lao động được đào tạo nghề tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn
n = N
Trong đó:
n: Số lao động cần điều tra (cỡ mẫu)
N: Là tổng số lao động được đào tạo nghề e: Sai số cho phép là 5%
Theo thống kê của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa năm 2018 huyện đã đào tạo nghề cho 536 lao động. Theo công thức tính mẫu
n = 536 ≈ 226 hộ
1 + 536 x 0,052
Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra của luận văn là 226 hộ. Nhưng để tăng độ tin cậy và đảm bảo tính chính xác của số liệu thì tác giả đã điều tra 230 hộ để phỏng vấn và thu thập thông tin các dữ liệu có liên quan đến luận văn
b) Phương pháp điều tra hỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước
Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin số liệu đề tài. Đối tượng điều tra phỏng vấn là người lao động nông thôn đã được đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu.
Để thực hiện phương pháp này, một phiếu điều tra - công cụ để thu thập số liệu cần được thiết lập. Nội dung phiếu điều tra bao gồm các thông tin: đặc điểm danh tính của lao động đã được đào tạo (họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc, nơi ở,…), khu vực sinh sống của người lao động đã được đào tạo (vùng trung tâm, vùng sâu vùng xa, vùng thuận lợi, vùng khó khăn,…), thời gian đào tạo, cơ sở đào tạo, công việc hiện tại, công việc hiện tại do giới thiệu hay tự tạo, sự hài lòng với công việc hiện tại, số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm, số lượng và tỷ lệ lao động tự tạo việc làm, đánh giá về cơ sở đào tạo nghề, những khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm của người lao động đã qua đào tạo, thu nhập từ công việc hiện tại,…
c) Phương pháp thảo luận nhóm và phân tích SWOT với những người có liên quan
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phân tích SWOT với những người có liên quan như: cán bộ quản lý của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, lãnh đạo xã, đại diện người lao động đã đào tạo nghề,… để thu thập các thông tin liên quan đến số lượng lao động đã được đào tạo, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, số lượng và tỷ lệ lao động đã đào tạo nhưng chưa có việc làm, những khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm của người lao động đã qua đào tạo, phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức,…
d) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Mục đích của phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc này để thu thập, nhận diện và xác định những thông tin, số liệu thực tế về kết quả đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề ở các địa phương, những điển hình và mô hình có liên quan đến đào tạo nghề và hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu thông qua một bảng kiểm kê, liệt kê những thông tin cần thu thập. Đối tượng phỏng vấn bán cấu trúc là lãnh đạo xã, lãnh đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa.
2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây để xử lý và phân tích thông tin số liệu:
2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, được trình bày bằng bảng số liệu, hình,...
2.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật hiện tượng theo không gian và thời gian.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này cho phép phân tích những điểm mạnh (S), những điểm yếu (W), những cơ hội (O) và những thách thức (T) của các lao dân tộc thiểu số. Kết quả phân tích SWOT sẽ được sử dụng làm căn cứ để xây dựng các kế hoạch, giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhóm chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Định Hóa