4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Định Hóa trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, lao động nông thôn sau khi được học nghề được trang bị kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất phát triển kinh tế gắn với việc làm ổn định, tăng thu nhập từng bước tiến tới xóa đói, giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững.
Đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của xã hội và đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân địa phương.
Bảng 3.14. Phân tích SWOT hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa
Điểm mạnh
- UBND huyện đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nghề
- Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề với các đơn vị đào tạo khác
- Triển khai khảo sát nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội.
Điểm yếu
- Năng lực của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn còn yếu
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu, thù lao giảng dạy thấp khó thu hút giảng viên thỉnh giảng.
- Công tác tuyên truyền phổ biến thông tin chưa sâu rộng
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề còn nghèo nàn, thiếu thốn.
- Thiếu kinh phí hỗ trợ thêm cho học viên học nghề
Cơ hội
- Nhu cầu học nghề của LĐNT có xu thế tăng dần
- Quy hoạch đề án đến 2020 của tỉnh có phân cấp rõ ràng nguồn vốn, chỉ tiêu cho huyện Định Hóa tăng tính chủ động cho địa phương
- Quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP của Huyện triển khai song song hỗ trợ công tác đào tạo nghề.
Thách thức
- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội luôn có xu thế dịch chuyển cung cầu - Tốc độ phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư của địa phương còn thấp làm cho tổng cầu lao động tại chỗ còn hạn chế
- Thiếu thốn các nguồn lực hỗ trợ người học và hỗ trợ tự tạo việc làm tại chỗ ở địa phương.
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018
Công tác đào tạo nghề được xây dựng dựa vào thế mạnh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, các chủ trương chính sách và các văn bản pháp quy hiện hành.
Để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng nghiên cứu, cần tập trung khai thác các điểm mạnh, giảm dần các điểm yếu, tận dụng các cơ hội và linh hoạt đối với các thách thức đặt ra để đạt được mục tiêu đề ra
3.6. Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa giai đoạn 2020 - 2025