Hạn chế của cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

3.4.1. Hạn chế của cơ sở đào tạo nghề

Các cơ sở đào tạo nghề có lực lượng nhân sự rất mỏng, thiếu thốn đội ngũ giảng viên cơ hữu. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển trên địa bàn rất mỏng chưa tương xứng với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện, hiện tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện đang trong giai đoạn đầu tư, các hoạt động đào tạo chủ yếu triển khai dưới hình thức liên kết đào tạo.

Thiếu sự chủ động trong công tác tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm, xây dựng mối liên kết 3 nhà: Nhà Nông- Nhà nước-Nhà Doanh nghiệp.

Mạng lưới doanh nghiệp trên địa bàn rất mỏng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chưa thực sự ổn định, chưa triển khai được đào tạo theo đơn đặt hàng do vậy phần lớn người học phải tự tìm việc làm sau khi được đào tạo nên việc phát triển đào tạo nghề rất khó khăn.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn do cấp xã chưa phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp, phần lớn là lao động lớn tuổi, do đó việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề của giáo viên còn nhiều khó khăn.

Kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề còn thấp, chưa đạt mức tối đa theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg nên việc tổ chức dạy nghề còn nhiều hạn chế như: Chưa tổ chức cho người học nghề tham quan các mô hình, các điển hình về phát triển kinh tế, việc chuẩn bị nguyên vật liệu để tổ chức thực hành nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành của học viên,...

Kinh phí ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của Trung ương dẫn đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học của các cơ sở dạy nghề vẫn thiếu thốn.

Công tác dạy nghề trên địa bàn huyện được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị,... thực hiện, dẫn đến việc giao chỉ tiêu cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa hàng năm rất thấp, không đáp ứng với khả năng thực tế của đơn vị mà Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt và đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề nên đã gây ra sự lãng phí tiền bạc của nhà nước; quyền lợi, chế độ học nghề của người lao động cũng bị ảnh hưởng.

Hạn chế về chương trình và nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo nghề do các cơ sở đào tạo nghề tự xây dựng, nhiều chương trình thiếu giáo trình dạy nghề và chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng học viên. Đổi mới nội dung đào tạo không kịp thời nên lao động sau đào tạo thường không bắt kịp được với công nghệ mới, không đáp ứng ngay được công việc tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)