Sự liên quan của đào tạo nghề cho lao động nông thôn với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 71)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

3.2.7. Sự liên quan của đào tạo nghề cho lao động nông thôn với việc

hiện tại

Hiệu quả đào tạo nghề cũng có thể được thể hiện thông qua những liên quan đến ngành nghề đã đào tạo và công việc hay việc làm hiện tại của người lao động. Câu hỏi được đặt ra là ngành nghề đã được đào tạo của người lao động có liên quan gì đến công việc hay việc làm hiện tại của bản thân hay không? Kết quả điều tra 230 người lao động đã đào tạo nghề cho thấy: có 42,1% số người được hỏi cho là có liên quan đến ngành nghề đã đào tạo, còn lại tới 57,9% số người được hỏi cho là việc làm hiện tại của họ không liên quan đến ngành nghề đã đào tạo (chứng tỏ người lao động đã phải tự tìm việc làm sau khi được đào tạo. Đây là hạn chế lớn rất cần có giải pháp khắc phục.

Bảng 3.12. Ngành nghề đã đào tạo liên quan với việc làm hiện tại

Đơn vị tính: %

Ngành nghề đã được đào tạo Có liên quan Không liên quan

May công nghiệp 0,0 2,6

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà 9,9 0,7

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn 6,6 0,7

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi 25,7 1,3

Sửa chữa máy nông nghiệp 0,0 34,9

Chế biến chè xanh, chè đen 0,0 17,8

Tổng cộng 42,1 57,9

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Công việc hiện tại của người lao động đã đào tạo nghề chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 94,5%, có rất ít làm các ngành phi nông nghiệp như cơ khí, sửa chữa. Đây là một hạn chế về ngành nghề đào tạo cần được khắc phục trong thời gian tới.

Trong khi đó ngành nghề đã được đào tạo là sửa chữa máy nông nghiệp (34,9%), sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (27%), chế biến chè xanh, chè đen (17,8%), nuôi và phòng trị bệnh cho gà, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, còn lại là may công nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế việc giới thiệu việc làm đến từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa còn rất hạn chế. Lý do chính ở đây là mối liên kết 3 nhà Nhà trường - Nhà nước - Nhà Doanh nghiệp) còn kém chặt chẽ. Trong thời gian tới các chương trình đào tạo của Huyện nên chú trọng đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn “Chỉ thực hiện đào tạo nghề khi đã xác định được việc việc làm đối với lao động nông thôn”.

Đẩy mạnh mối liên kết 3 nhà trong đào tạo nghề. Xây dựng danh mục nghề nghiệp và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề sát thực với công việc cần xác định.

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa còn rất hạn chế, vì vậy vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho người lao động cần giải quyết song song 2 vấn đề: Phát triển các ngành nghề thế mạnh tại địa phương để nâng cao khả năng tự tạo việc làm và kêu gọi thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp tại huyện Định Hóa.

Hình 3.1. Hài lòng hay không hài lòng với công việc hiện tại

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Chúng ta biết rằng: Động lực được hiểu là sự khát khao tự nguyện của người lao động nhằm tăng cường sự nỗ lực trong công việc để đạt được những mục tiêu của cá nhân và mục tiêu chung. Cùng với đó, sau đây có một số câu hỏi thường được đặt ra liên quan đến sự hài lòng, sự yêu thích hay say mê với công việc hiện tại của người lao động như: Công việc hiện tại đã mang đến sự hài lòng cho người lao động chưa? Người lao động có cảm thấy vui và ý nghĩa khi làm công việc đó không? Say mê trong việc đó là điều không dễ dàng gì nếu như người lao động không yêu thích công việc đang làm, nếu như một người nào đó đã thấy say mê trong công việc có nghĩa là người đó đã tìm thấy một công việc phù hợp với mình, tìm thấy niềm đam mê cũng như ý nghĩa trong công việc. Nó thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của người lao động đối với công việc hiện tại mà họ đang nắm giữ theo

cảm nhận của người lao động. Tất nhiên, sự hài lòng đối với công việc được đánh giá là khá trừu tượng và rất khó lượng hóa. Bởi vậy, sự yêu mến, thích thú với công việc hiện tại của người lao động cũng được coi là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo nghề. Vì vậy khi hỏi người lao động đã đào tạo nghề rằng họ có thích thú với công việc, việc làm hiện tại của họ hay không? Kết quả điều tra của tác giả cho thấy: có tới 78,9% người lao động cho là họ cảm thấy yêu thích và hài lòng với công việc hiện tại, chỉ có 21,1% cho là không hài lòng với công việc hiện tại

3.3. Khảo sát của lao động nông thôn về kiến thức và ký năng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hiệu quả đào tạo nghề được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tỷ lệ người lao động qua đào tạo đã có việc làm, tính ổn định của việc làm, công việc hiện tại, việc làm có liên quan đến ngành nghề đã được đào tạo hay không, thu nhập của người lao động đã đào tạo,… Hiệu quả của công tác đào tạo nghề còn được thể hiện qua đánh giá của người học. Đánh giá của người học về công tác đào tạo nghề được thể hiện qua bảng 3.13:

Theo kết quả điều tra 230 lao động được đào tạo nghề tại huyện Định Hóa thì hầu hết các ý kiến của những người đào tạo nghề đều hài lòng với chất lượng của đào tạo của các lớp đào tạo nghề.

Theo như hỏi ý kiến các lao động có đến 65,22% các lao động cho rằng các giáo viên có mức độ chuyên sâu về chuyên môn, 65,22% ý kiến trả lời tức 150 lao động được qua đào tạo đánh giá về nội dung đào tạo là tốt và chỉ có 8, 69% tức là 20 ý kiến cho rằng nội dung đào tạo là không phù hợp

Qua bảng đánh giá của các lao động được đào tạo trên địa bàn cho thấy các nội dung đào tạo, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa hiện nay là khá tôt và khá phù hợp hiện nay. Tuy nhiên theo khảo sát tình hình thực tế một số nghề đào tạo cho lao động nông thôn hiện nay chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Bảng 3.13: Khảo sát của người lao động đã được đào tạo về kiến thức và kỹ năng của cơ sở đào tạo nghề

Kiến thức, kỹ năng của cơ sở đào tạo nghề

Rẩt tốt Tốt Trung bình Không tốt Rất không tốt Số lượng đồng ý Tỷ lệ (%) Số lượng đồng ý Tỷ lệ (%) Số lượng đồng ý Tỷ lệ (%) Số lượng đồng ý Tỷ lệ (%) Số lượng đồng ý Tỷ lệ (%)

Đánh giá chung về kỹ năng của giáo viên trước và sau khi kết thúc khóa học chung về nội dung chương trình đào tạo

10 4,35 110 47,83 74 32,17 36 15,65 0 Đánh giá Đánh giá 0,00 Kiến thức của chương trình đào

tạo phù hợp với đối tượng lao động nông thôn

12 5,22 45 19,57 123 53,48 50 21,73 0 0,00

Kỹ năng giảng dạy của giáo viên phù hợp với đối tượng lao động nông thôn

66 28,70 45 19,57 54 23,48 65 28,26 0 0,00

Mức độ chuyên sâu kiến thức của giáo viên đối với nội dung giảng dạy

Phương tiện hỗ trợ học tập được chuẩn bị đầy đủ (Máy tính, máy chiếu, bảng, giấy,...)

51 22,17 36 15,65 55 23,91 88 38,26 0 0,00

Phương tiện hỗ trợ thực hành

đầy đủ 34 14,78 78 33,91 65 28,26 52 22,60 1 0,43

Tài liệu học tập được chuẩn bị

đầy đủ trước lớp học 37 16,09 123 53,48 34 14,78 35 15,21 1 0,43

Thời gian tổ chức khóa học phù

hợp về thời điểm và thời lượng 54 23,48 78 33,91 55 23,91 43 18,69 0 0,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)