Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Trải dài Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông. Huyện Định Hóa có ranh giới phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ, phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

Huyện Định Hóa có đặc điểm địa hình phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là núi cao, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Địa hình huyện Định Hóa được phân làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã: Bảo Linh, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Dương. Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn (>250). Địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Đây là vùng sinh thái lâm nghiệp, tiểu vùng này thích hợp sự phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.

- Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung tâm của huyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng được bao bọcvới hai bên là hai dãy núi cao ôm lấy cánh đồng lòng chảo Chợ Chu (một bên là dãy núi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống từ xã Bảo Linh đến xã Bảo Cường, một bên là dãy núi đá vôi kéo dài từ xã Linh Thông đến xã Trung Hội -khoảng 20 km). Đất đai ở vùng này khá tốt cùng với mạng lưới sông, suối, ao hồ khá dày là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng này gồm 6 xã và một thị trấn: Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu và Đồng Thịnh. Đây chính là vùng sản xuất lúa trọng điểm và cây ăn quả đặc sản.

Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và Tây Nam huyện. Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng địa hình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc vừa phải (10-200 ) mạng lưới sông ngòi, suối khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Đặc điểm khí hậu của huyện mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo thống kê số ngày mưa trung bình hàng năm là khoảng 137 ngày, lượng mưa trung bình dao động quanh mức 1.426mm/ năm và tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Hệ thống sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung và đạt lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào khoảng thời gian từ tháng 7- tháng 8. Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 3 hàng năm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động quanh mức 23,20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01). Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, chế độ nhiệt thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và thâm canh tăng vụ các loại cây ngắn ngày.

Độ ẩm tương đối cao, mức trung bình hàng năm khoảng 85%. Số giờ nắng trong năm trung bình dao động quanh mốc 1.360 giờ. Lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)