4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
3.2.5. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề có việc làm sau đào tạo
được điều tra
Việc làm sau đào tạo nghề là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả đào tạo nghề. Số liệu của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa cho biết về tổng quát trong các năm qua lao động nông thôn qua đào tạo nghề tại huyện hầu như 100% học viên sau khi học xong đều có việc làm. Đây là con số rất đáng phấn khởi, cần được khuyến khích. Theo điều tra với tổng số 230 lao động đã đào tạo thì 100% đều có việc làm, trong đó có 11 người có việc làm do được giới thiệu chiếm tỷ lệ 4,78%, đa số còn lại 219 người, chiếm tỷ lệ 95,22% tổng số lao động đã đào tạo do họ tự tìm hoặc tự tạo việc làm
Bảng 3.10. Số lao động nông thôn đã đào tạo nghề có việc làm sau đào tạo huyện Đinh Hóa
ĐVT: Lao động Ngành nghề đã được đào tạo Số lao động đã đào tạo Số lao động có việc làm Tổng số Do giới thiệu Tự tạo việc làm
May công nghiệp 8 8 2 6
Nuôi và phòng trị bệnh cho gà 24 24 1 23
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn 22 22 2 20
Sử dụng thuốc thú y trong
chăn nuôi 57 57
2 55
Sửa chữa máy nông nghiệp 65 65 1 64
Chế biến chè xanh, chè đen 54 54 3 51
Tổng số 230 230 11 219
Tình trạng thiếu việc làm ở bộ phận LĐNT hiện nay nhất là số thanh niên trong độ tuổi lao động còn phổ biến; hoặc có việc làm nhưng không ổn định; một số hộ nằm trong diện có ruộng, đất bị nhà nước thu hồi được hưởng số tiền đền bù theo chính sách quy định; khi đất sản xuất không còn, cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn, sẽ nảy sinh ra các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, chích... dẫn đến các hệ lụy, tình trạng tiêu cực xã hội ở nông thôn; nên thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sẽ góp phần giải quyết được tình trạng này.
Theo xu thế phát triển, nông thôn sẽ từng bước được đô thị hóa, các khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất tập trung được hình thành, kéo theo các công ty, doanh nghiệp sản xuất ra đời, với nhu cầu rất lớn về nguồn lao động, mà chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề thấp, thậm chí lao động không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật. Do đó, việc ban hành và thực hiện các chiến lược, chính sách đào tạo nghề LĐNT sẽ góp phần tạo ra nguồn lao động có tay nghề phục vụ trong sản xuất công nghiệp, NN, phi NN ngay tại địa phương, cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.