Bài học kinh nghiệm rút ra cho đào tạo nghề lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho đào tạo nghề lao động nông thôn

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chính sách đúng đắn của Nhà nước. Đây là chương trình “ích nước lợi nhà” do vậy khi triển khai phải tạo được sự đồng thuận của người dân, phát huy được các thế mạnh của địa phương trong khuôn khổ chế tài pháp luật cho phép. Qua kinh nghiệm học tập tại các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự như huyện Định Hóa bài học kinh nghiệm được rút ra như sau:

- Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, mỗi địa phương có một Ban chỉ đạo phân công rõ ràng về trách nhiệm, tạo sự liên kết, phối hợp chặt chẽ các bên liên quan.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư vấn học nghề, hoạt động hướng nghiệp phải đi trước một bước, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm đầy đủ thông tin để kịp thời phổ biến cho người dân.

- Chương trình dạy nghề phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đẩy mạnh mối liên kết Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề, nắm bắt và chủ động gây dựng các “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp là yếu tố then chốt giải quyết việc làm tại chỗ.

- Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng sự tham gia của các cá nhân, tập thể, làng nghề, đơn vị sự nghiệp,… khai thác các thế mạnh sẵn có tại địa phương.

- Thực thi đồng bộ chính sách đào tạo nghề với các chính sách khác như: chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trường hàng hóa,… Nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình,... phù hợp với đối tượng người học nghề là lao động nông thôn.

- Gắn liền chương trình đào tạo nghề với quy hoạch phát triển nông thôn mới, ưu tiên giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho lao động nông thôn.

- Đào tạo nghề phải dựa vào các thế mạnh của địa phương để đưa ra các định hướng phù hợp, phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)