4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa, từ UBND huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, UBND các xã và một số cơ quan, tổ chức khác.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp a. Chọn cỡ mẫu
Chọn số lao động được điều tra là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn lao động để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ đánh giá tình trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Có rất nhiều công thức tính mẫu điều tra nhằm để đảm bảo độ chính xác và khả năng suy rộng của nghiên cứu. Với mục tiêu và đặc điểm của các lao động được đào tạo nghề tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn
n = N
Trong đó:
n: Số lao động cần điều tra (cỡ mẫu)
N: Là tổng số lao động được đào tạo nghề e: Sai số cho phép là 5%
Theo thống kê của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa năm 2018 huyện đã đào tạo nghề cho 536 lao động. Theo công thức tính mẫu
n = 536 ≈ 226 hộ
1 + 536 x 0,052
Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra của luận văn là 226 hộ. Nhưng để tăng độ tin cậy và đảm bảo tính chính xác của số liệu thì tác giả đã điều tra 230 hộ để phỏng vấn và thu thập thông tin các dữ liệu có liên quan đến luận văn
b) Phương pháp điều tra hỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước
Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin số liệu đề tài. Đối tượng điều tra phỏng vấn là người lao động nông thôn đã được đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu.
Để thực hiện phương pháp này, một phiếu điều tra - công cụ để thu thập số liệu cần được thiết lập. Nội dung phiếu điều tra bao gồm các thông tin: đặc điểm danh tính của lao động đã được đào tạo (họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc, nơi ở,…), khu vực sinh sống của người lao động đã được đào tạo (vùng trung tâm, vùng sâu vùng xa, vùng thuận lợi, vùng khó khăn,…), thời gian đào tạo, cơ sở đào tạo, công việc hiện tại, công việc hiện tại do giới thiệu hay tự tạo, sự hài lòng với công việc hiện tại, số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm, số lượng và tỷ lệ lao động tự tạo việc làm, đánh giá về cơ sở đào tạo nghề, những khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm của người lao động đã qua đào tạo, thu nhập từ công việc hiện tại,…
c) Phương pháp thảo luận nhóm và phân tích SWOT với những người có liên quan
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phân tích SWOT với những người có liên quan như: cán bộ quản lý của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, lãnh đạo xã, đại diện người lao động đã đào tạo nghề,… để thu thập các thông tin liên quan đến số lượng lao động đã được đào tạo, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo, số lượng và tỷ lệ lao động đã đào tạo nhưng chưa có việc làm, những khó khăn, thách thức trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm của người lao động đã qua đào tạo, phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức,…
d) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Mục đích của phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc này để thu thập, nhận diện và xác định những thông tin, số liệu thực tế về kết quả đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề ở các địa phương, những điển hình và mô hình có liên quan đến đào tạo nghề và hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu thông qua một bảng kiểm kê, liệt kê những thông tin cần thu thập. Đối tượng phỏng vấn bán cấu trúc là lãnh đạo xã, lãnh đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa.