Thay đổi nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 84)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

3.7.6. Thay đổi nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông

thôn theo hướng thiết thực, hiệu quả

Thay đổi nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng đẩy mạnh phát triển các chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp như: sữa chữa máy móc nông nghiệp, cơ khí, may mặc, gia công chế biến nông lâm sản,... Trong chương trình đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn cần chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công. Đó là những ngành nghề có thể tự đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương. Thí dụ một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển, như: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm, đồ đồng; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm,...

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác đào tạo, trong đó có đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần có cách tiếp cận mới, trong đó việc chủ động đón nhận những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một LLLĐ có trình độ, tay nghề cao mới có thể làm chủ được nền công nghiệp số, kết nối thế giới thực - ảo, tự động hóa và dựa trên trí tuệ nhân tạo...

Hiện nay, tất cả lao động nông thôn đã đào tạo nghề đều có việc làm, chủ yếu do họ tự tạo hoặc tự tìm việc làm với thu nhập bình quân mỗi lao động 3.392.763 đồng/tháng, biến động tùy theo ngành nghề đào tạo. Thu nhập cao nhất là ngành nuôi và phòng trị bệnh cho gà 4.006.250 đồng/thán), sử dụng thuốc thú y 3.685.366 đồng/thán), thấp nhất là kỹ thuật chăn nuôi và trị bệnh lợn với thu nhập chỉ đạt bình quân 2.727.273 đồng/tháng.

Hiệu quả đào tạo nghề là yếu tố phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhiều biến số độc lập khác nhau như: tỷ lệ người lao động qua đào tạo đã có việc làm, tính ổn định của việc làm, việc làm có liên quan đến ngành nghề đã được đào tạo hay không, thu nhập của người lao động đã đào tạo,… Công việc hiện tại của người lao động đã đào tạo nghề chủ yếu là làm nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 94,5%), có rất ít làm các ngành phi nông nghiệp như cơ khí, sửa chữa.

Người lao động có việc làm ở khu vực phi nông nghiệp sẽ có thu nhập cao hơn khu vực nông nghiệp. Do đó, để tạo nguồn thu nhập cao cho hộ gia đình nông thôn cần đào tạo các ngành nghề liên quan đến phi nông nghiệp. Đây là gợi ý để có thể cấu trúc những ngành nghề đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề theo hướng “Phi thương bất phú”, hay “Ly nông bất ly hương”, tập trung đào tạo những ngành nghề liên quan đến phi nông nghiệp như: thủ công mỹ nghệ, dệt, may mặc, sửa chữa máy móc, gia công cơ khí, chế biến nông lâm sản,...

Để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa cần có các giải pháp tổng thể từ công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp tăng dần tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo nghề gắn liền với quy hoạch nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng cường mối liên kết 4 nhà “Nhà nước-Nhà Doanh nghiệp-Nhà trường-Nhà nông” nhằm xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Ngoài ra cần phải thực thi đồng bộ hàng loạt các chính sách khác để hỗ trợ người học trước, trong và sau khi đào tạo.

Đào tạo nghề nghiệp, ổn định việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn là mục tiêu của xã hội hiện đại. Hướng tới đạt được “việc làm bền vững” là việc làm mà xã hội mong đợi với các điều kiện làm việc thỏa đáng, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, phát triển kỹ năng của con người để tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tạo ra sự thích nghi trong cuộc sống thay đổi, bắt kịp với công nghệ mới và đón nhận các thành quả lao động chính đáng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với tỉnh Thái Nguyên

Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện thực hiện công tác đào tạo nghề, trong đó lấy cấp huyện là cấp xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bổ sung nguồn vốn vay cho những người tham gia học nghề và sau khi học nghề qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để tăng nguồn vốn vay, góp phần thực hiện tốt chính sách đối với người học nghề.

Tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp huyện và cấp xã, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn học nghề.

Định hướng và tìm kiếm thị trường lao động để đào tạo nghề chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Giao cho các cơ sở dạy nghề hàng năm tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, lập kế hoạch dạy nghề trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện vì như vậy sẽ phù hợp, sát với thực tế cũng như chức năng ngành nghề mà đơn vị dạy nghề được phê duyệt. Thực tế hiện nay Phòng Lao động-TBXH vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, vừa tổ chức điều tra khảo sát, lập kế hoạch,... thì không đủ nhân lực và còn chồng chéo, trong khi đó nguồn kinh phí đào tạo đã giao về cho các cơ sở dạy nghề.

2.2. Đối với Trung ương

Tăng mức hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nghề bằng mức kinh phí tối đa theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ để tăng số lượng người lao động có nhu cầu học nghề có thêm điều kiện tham gia học nghề.

Đầu tư trọng điểm một số cơ sở dạy nghề tại ATK Định Hóa nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề hướng tới xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2012), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2015 - 2020

2. Chi cục Thống kê huyện Định Hóa (2016, 2017, 2018), Niên giám Thống kê.

3. Phạm Thị Thu Hà (2013), Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

4. Triệu Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân.

5. Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006

6. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008; trong đó việc xây dựng CTMT quốc gia về đào tạo nguồn nhân ở nông thôn, Trung ương Đảng 7. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng khóa X

về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Trung ương Đảng

8. Trần Lê Hữu Nghĩa (2010), Lýthuyết về vốnnhân lực, Đại học Cần Thơ 9. Nguyễn Minh Phong (2011), Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp

và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam, [trực tuyến] http:www.sbv.gov.vn

10. Mạc Văn Tiến (2015), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Hội thảo Ban Tuyên giáo Trung ương.

11. Huỳnh Ngọc Hiểu (2014), Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật giáo dục nghề nghiệp. 13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật lao động và luật sửa

14. Vũ Đình Thắng (2016), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2016.

15. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

16. Nguyễn Đức Tĩnh (2010), Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ởViệt Nam, Nxb Dân trí.)

17. Tổng cục Thống kê (2018), Dự báo dân số Việt Nam 2018- www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=13086

18. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Bộ môn Lý thuyết thống kê (2018),

Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục.

19. Võ Thanh Tùng (2018), Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận Văn Thạc sĩ

20. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2010), Quyết định số 113/QĐ-UB phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020.

21. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2018), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2018.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Định Hoá đến năm 2020.

23. Website: http://sokhcn.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/

24. Wesite: http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal

25. Website: http://www.vinhphuc.vn/ct/cms/Convert/nghiquyet37

26. Website: http://www.thainguyen.vn/ct/cms

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)