Thực trạng phát huy dân chủ và tăng cƣờng pháp quyền trong việc đảm bảo tính đại diện cao nhất của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 106 - 112)

Trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển, BMNN Việt Nam từng bước được hoàn thiện, đổi mới, thể hiện được quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân. Các thiết chế của BMNN được hoàn thiện theo hướng huy động, đảm bảo sự tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước của Nhân dân.

Trước thời kỳ đổi mới, do yếu tố lịch sử và thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhà nước ta được xác định là “Nhà nước chuyên chính vơ sản, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, một tổ chức thơng qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội” [24, tr.577].

Để thực hiện sứ mệnh lịch sử với những nhiệm vụ, chức năng được xác định bởi chế độ làm chủtập thể, Quốc hội đã được tổ chức và hoạt động với tư cách là thiết chế đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, tập trung quyền lực tối cao để điều hành, quản lý xã hội. Trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh, cơ chế tập trung, bao cấp là điều cần thiết để thống nhất ý chí, huy động sức mạnh tổng hợp. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhận thức sâu sắc hơn về vị thế làm chủ của Nhân dân, Đảng và nhà nước ta đã có những chuyển biến về tư duy lý luận cũng như năng lực thực tiễn điều hành quản lý

xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của ĐCS đã đưa ra chủ trương kiện tồn hệ thống chính trị:

“Tiếp tục cải cách BMNN theo phương hướng: nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch” [25, tr.116].

Đến Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ ở Việt Nam. Đại hội IX, Đại hội X tiếp tục phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chỉ rõ các đặc trưng của NNPQ XHCN ở Việt Nam.

Có thể nói, NNPQ XHCN mà chúng ta đang xây dựng, vận hành đã có sự thay đổi trong cơ chế quản lý. Dưới góc độ nghiên cứu là một trong các điều kiện đảm bảo tính đại diện của Quốc hội, NNPQ đã đem lại một diện mạo mới trong đời sống chính trị, dân chủ thơng qua một số phương diện sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật quốc gia đã được xây dựng đồng bộ, khoa học.

NNPQ là nhà nước đảm bảo tính tối cao của hệ thống pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp. Chính vì vậy, trong những nhiệm kỳ gần đây, Quốc hội đã liên tục và nỗ lực trong việc xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật. Các luật về tổ chức và hoạt động của BMNN được rà soát, sửa đổi đảm bảo vị trí, vai trị diện cao nhất của Quốc hội. Có thể nói, NNPQ đã đem đến một phương thức tổ chức BMNN và quản lý xã hội khoa học, minh bạch dân chủ, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong xã hội.

Thứ hai, bộ máy NNPQ được tổ chức và vận hành trên cơ sở nguyên tắc tập

trung dân chủ. Người dân được hiện thực hóa quyền lực của mình thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Vai trò, vị thế của Quốc hội được nâng cao và đảm bảo thực quyền. Các điều kiện đảm bảo cho Quốc hội được tăng cường để tổ chức và hoạt động hiệu quả nhất; đại biểu và

cử tri được tạo các điều kiện giữ mối quan hệ thường xuyên. Quốc hội trở thành diễn đàn chính trị khơng chỉ phát huy dân chủ mà cịn giúp người dân hiểu được vị trí của mình cũng như các giá trị xã hội mà cơng dân phải có.

Thứ ba, với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, NNPQ có trách nhiệm

tạo điều kiện để Nhân dân rèn luyện, thực hành quyền làm chủ của mình. Nhờ đó, có ý thức và niềm tin vào thể chế chính trị, người dân chủ động tích cực tham gia sinh hoạt chính trị như: tham gia lựa chọn và bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; tham gia giám sát, phản biện xã hội, trưng cầu dân ý... Một xã hội thực sự dân chủchỉ có được khi kết hợp giữa thể chế dân chủ và những con người đủ năng lực thực hành dân chủ.

Thứ tư, xây dựng và vận hành một nền tư pháp dân chủ bao gồm các cơ quan xét

xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật với chế độ tố tụng minh bạch. Trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, nền tư pháp Việt Nam đã có sựthay đổi theo hướng dân chủ và pháp quyền từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn. TAND đã thực hiện theo đúng hai cấp xét xử, TAND tối cao tập trung vào cơng tác tổng kết, hướng dẫn các tịa án áp dụng thống nhất pháp luật, làm tốt chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, quản lý các tòa án địa phương. VKSND được tổ chức và hoạt động theo hướng tập trung làm tốt chức năng công tố nhà nước, kiểm sát hoạt động tư pháp. Việc tổ chức thi hành án được kiện tồn một bước, đảm bảo trình tự tố tụng và quy trình cải tạo, giam giữ. Hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp được hồn thiện, thúc đẩy q trình xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực như thi hành án dân sự, luật sư, công chứng, giám định tư pháp, … đây thực sự là những điều kiện hỗ trợ bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong nhà nước dân chủ.

Trong nhà nước dân chủ và pháp quyền, các thiết chế và tổ chức tự quản làng xã, dòng tộc, cộng đồng, phường hội (xã hội cơng dân) đóng vai trị quan trọng trong quá trình tham gia quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên. Đây là các tổ chức liên kết có tính tự nguyện tự quản của người

dân nhằm giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, bảo vệ lợi ích của người dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Như vậy, xét từ khía cạnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các tiền đề của XHCD Việt Nam đã hiện diện từ những ngày đầu lập nước, thậm chí cịn xa hơn nữa, để thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên và lịch sử xã hội của con người.

Tuy nhiên, phải đến sau 1986 (thời điểm bắt đầu đổi mới), XHCD Việt Nam mới phát triển rõ nét và có ảnh hưởng đến q trình dân chủ hóa. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, trong lĩnh vực xã hội cũng đã xuất hiện nhiều tổ chức XHCD hoạt động trên phạm vi cả nước, trong nhiều lĩnh vực. Với sự phát triển bước đầu của nền KTTT và NNPQ, sau gần 30 năm đổi mới, các tổ chức XHCD Việt Nam đã định hình và có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Tổ chức XHCD Việt Nam bao gồm: các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như: Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, VUSTA ...; các tổ chức phi chính phủ Việt Nam; phi chính phủ quốc tế; các tổ chức tín ngưỡng; các nhóm cộng đồng cùng các tổ chức XHCD khác như: hội đồng hương, hội giải trí, các câu lạc bộ ... mặc dù khơng đăng kí hoạt động nhưng vẫn tuân thủ pháp luật của nhà nước.

Trong những năm gần đây, với sự thừa nhận và tạo điều kiện để xây dựng và phát triển từ phía nhà nước, XHCD ở Việt Nam thể hiện vai trị của mình qua hàng loạt các hoạt động như tác động đến việc ra các quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước. Thông qua tham gia tập hợp ý kiến, bảo vệ quyền lợi của các thành viên, qua nghiên cứu, phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (góp ý dự thảo các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, các dự án luật, …) XHCD đã trình bày quan điểm, những giải pháp, kiến nghị để từ đó, cơ quan nhà nước có sự tiếp thu, điều chỉnh các quyết sách, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa nhà nước và các nhóm trong xã hội. Với tư cách là các tổ chức khoa học, pháp lý việc tham gia tư vấn và giám sát chính sách, chống tham nhũng cũng được thực hiện có hiệu quả, được dư luận đánh giá cao như việc Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra danh sách 43 dự

án xây dựng có thất thốt, lãng phí, 30 dựán có sai phạm trong sửdụng, chiếm dụng đất công trái phép và sai phạm trong giải tỏa, đền bù, giúp cho các cơ quan nhà nước có biện pháp thích hợp. Hội giống cây trồng Việt Nam đã phát hiện sự bất hợp lý trong dự trù kinh phí “Dự án phát triển lúa lai” giúp giảm kinh phí thực hiện từ 1.200 tỉ đồng xuống còn 338 tỉ đồng [49, tr.138].

Các tổ chức XHCD cũng là chủ thể cung cấp các dịch vụ công, tạo sự cạnh tranh với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập trên cơ sở chuyên mơn hóa sâu và sát sao với thực tế đời sống xã hội. Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo trợ xã hội là thế mạnh của tổ chức XHCD khi động viên, khuyến khích, tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên của tổ chức mình. Các tổ chức như: Hội người mù, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học … đã góp phần tạo cơng ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết những khó khăn về tài chính cho các thành viên, giảm gánh nặng cho phía nhà nước.

Trong quan hệ quốc tế, XHCD góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất tồn cầu như bảo vệ môi trường sinh thái, chống đói nghèo, phịng chống bệnh tật, giảm nhẹ thiên tai.

Như vậy cùng với NNPQ, XHCD là những điều kiện đảm bảo vai trò vị thế chủ thể Nhân dân trong đời sống chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã làm được, hoạt động của các tổ chức XHCD cịn có những bất cập từ mối quan hệ tương tác với các cơ quan nhà nước, sự khơng độc lập kinh phí của các tổ chức, năng lực chủ thể của các thành viên dẫn đến hoạt động nhiều khi cịn mang tính hình thức.

Trước hết, hiện nay nhà nước chưa có đủ các cơ chế để cá nhân, tổ chức thực

hiện các quyền công dân trên thực tế như quyền bãi nhiệm ĐBQH, quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Kỹ thuật lập pháp gắn quyền công dân với cụm từ “do Hiến pháp và pháp luật quy định”, “theo quy định pháp luật” dẫn đến khả năng các văn bản dưới luật có thể hạn chế quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

Thứ hai, do chưa xây dựng được cơ chế tự chủ về tài chính, nhiều tổ chức

đến hoạt động khôngđộc lập, chất lượng đời sống của các thành viên chưa cao, không thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội của tổ chức mình.

Thứ ba, bên cạnh trình độ văn hóa pháp lý của người dân từng bước được

nâng cao, cịn một bộ phận khơng nhỏ dân chúng trong xã hội chưa nỗ lực, chủ động thực hiện quyền làm chủ của mình, thụ động, trơng chờ vào các chính sách của nhà nước trong xóa đói, giảm nghèo, tìm kiếm cơ hội việc làm, xây dựng đời sống kinh tế mới. Việc thực hiện các quyền chính trị như bầu cử, giám sát, đóng góp ý kiến vào các quyết sách của nhà nước cịn thờ ơ, chiếu lệ, khơng gắn kết quyền và nghĩa công dân.

Thứ tư, việc theo dõi, đánh giá, phản biện chính sách là một trong những chức

năng quan trọng của XHCD, nhưng chức năng này được thực hiện chưa tốt do thiếu cả văn bản pháp lý và năng lực thực tiễn của các chủ thể. Trên thực tế, ở Việt Nam, mới chỉ tổ chức VUSTA có quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách. Nhiều nội dung phản biện, tư vấn của các tổchức XHCD với chính quyền cịn chậm, chưa đủ độ tin cậy về khoa học, chun mơn và chính trị. Trong 63 tỉnh thành trong cả nước, chỉ có Hà Nội đã xây dựng và tổ chức thực hiện được “Quy chế phối hợp tổ chức phản biện xã hội” giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội (2010). Đây là văn bản quy định sự phối hợp trong thực hiện chức năng phản biện xã hội của tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền địa phương, trong đó xác định quy chế thơng tin, báo cáo, chế độ phản hồi, mức độ tiếp nhận thông tin phản biện cùng với các quy định về thời gian và chủ thể thực hiện. Tuy vậy, quy chế hoạt động này không phải là văn bản quy phạm pháp luật, khơng có tính cưỡng chế mà chỉ là sự cam kết tự nguyện thực hiện, do vậy hiệu quả trên thực tế sẽ không cao nếu một bên chủ thể không thực hiện, hoặc thực hiện khơng đầy đủ trách nhiệm của mình.

Tóm lại, dân chủ, pháp quyền và XHCD là một trong các điều kiện đảm bảo cho thiết chế đại diện được thực thi có hiệu quả. Đây là mối quan hệ hai chiều qua lại: Với tư cách là cơ quan đại diện, Quốc hội biến ý chí của Nhân dân thành các quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, Quốc hội thay

mặt Nhân dân để quyết định chính vận mệnh và lợi ích của Nhân dân. Ngược lại, NNPQ với ngun tắc tơn trọng tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật sẽ củng cố, bảo đảm cho hệ thống pháp luật quy định về địa vị pháp lý, về tổ chức và hoạt động của Quốc hội được thực hiện trên thực tế. Do vậy, tuân thủ pháp luật trong NNPQ là điều kiện đảm bảo cho Quốc hội Việt Nam giữ vững bản chất đại diện cao q của mình cũng như có khả năng thực thi các chức năng, nhiệm vụ quan trọng mà Nhân dân giao phó.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w