Thực trạng lãnhđạo củaĐảng cộng sản Việt Nam trong việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 101 - 106)

Cũng như các đảng chính trị khác trên thế giới, ĐCS Việt Nam ra đời và tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước, Đảng cơng khai đấu tranh, hoạt động vì những vị trí trong Quốc hội, Chính phủ để từ đó tạo ra khả năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tuy nhiên xét về ngun tắc, khơng một đảng nào có thể tự nhận mình là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội khi chưa được Nhân dân “phê chuẩn” thông qua các cuộc bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước. Các đảng chính trị chỉ có thể nhân danh quyền lực cơng khi đảng đó trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước. Các đảng viên của đảng phải được Nhân dân tín nhiệm bầu vào các vị trí chủ chốt của cơ quan quyền lực.

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của ĐCS có những yếu tố đặc trưng riêng biệt do điều kiện lịch sử và văn hoá mang lại. Trong mối quan hệ với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, ĐCS có vai trị đảm bảo tính đại diện cao nhất cho cơ quan dân cử, điều này được lý giải và thể hiện qua các nội dung sau:

Về mặt lịch sử, có thể nói lịch sử hình thành và hoạt động với vị thế cầm quyền của ĐCS Việt Nam gắn liền với lịch hình thành và phát triển của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hơn 80 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, ĐCS Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng tiên phong, tổ chức vận động, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng xác lập được vị trí lãnh đạo nhà nước và xã hội thơng qua uy tín qua hoạt động thực tiễn của Đảng và niềm tin của Nhân dân. Thực tế này minh chứng cho tính khoa học của học thuyết Mác-Lênin khi chỉ ra bản chất giai cấp, khi chỉ ra tính đại diện lợi ích giai cấp qua cương lĩnh và hoạt động thực tiễn của mỗi đảng:

“Để nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì khơng nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thực sự của các đảng, nghiên cứu

chủ yếu việc họ làm, chứ khơng phải lời nói về bản thân họ, xem họ giải quyết các vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ của họ như thế nào trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã hội: địa chủ, tư bản, nông dân, công nhân …” [52, tr.355].

Về chính trị - tư tưởng, ĐCS Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; mục tiêu của Đảng là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó phản ánh chân thực và khách quan khát vọng của đại đa số quần chúng Nhân dân và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử.

Về pháp lý, vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý cao nhất của dân tộc. Ngoại trừ Hiến pháp 1946, do yếu tố lịch sử khơng quy định vị trí lãnh đạo cụ thể như các bản Hiến pháp sau này. Nhưng việc Hồ Chí Minh, người sáng lập ra ĐCS nắm giữ cương vị Chủ tịch nước, đứng đầu cơ quan thường trực của Nghị viện nhân dân (Quốc hội) và đứng đầu Chính phủ thì đó là sự ghi nhận và bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCS đối với hệ thống chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.

Đến Hiến pháp 1959, sự lãnh đạo của ĐCS được ghi nhận trong lời nói đầu. Từ Hiến pháp 1980 đến bản Hiến pháp mới nhất 2013 hiện nay, vị trí pháp lý của Đảng được ghi nhận trang trọng tại Điều 4 của Hiến pháp. Đó là sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Đảng đối với nhà nước và xã hội chứ khơng đơn thuần là quyền và lợi ích của Đảng cầm quyền. Lần bổ sung năm 2013, để đảm bảo nguyên tắc tối cao của Hiến pháp, Điều 4 quy định: ĐCS Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Điều này thể hiện bản chất của ĐCS chân chính, sứ mệnh của Đảng trước Nhân dân cũng như trách nhiệm của Nhân dân đối với Đảng và xây dựng Đảng.

Thực tiễn chính trị tại các nước Á - Âu hiện nay cho thấy, trong một xã hội văn minh, các giá trị dân chủ ngày càng được phát huy, bảo đảm thực hiện thì vai trị dẫn dắt, định hướng và ổn định chính trị trong nước của đảng cầm

quyền càng quan trọng. Điều đó khơng phụ thuộc vào việc đa đảng hay nhất đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đại diện lợi ích cho ai, có chiến lược hành động thế nào và uy tín đạo đức cách mạng. Khi có một hệ tư tưởng lý luận khoa học và tiên tiến, đảng cầm quyền đóng vai trị quan trọng trong thiết kế BMNN, xây dựng chính sách pháp luật thơng qua vai trị hướng dẫn cơng luận, truyền bá thơng tin, hình thành ý chí chung của xã hội đặc biệt thông qua các cuộc bầu cử cơ quan quyền lực cao nhất cũng như việc nắm giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống cơ quan hành pháp, tư pháp.

Ở Việt Nam, ĐCS vừa là Đảng cầm quyền, vừa là Đảng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, đặc biệt là đối với Quốc hội đóng một vai trị rất quan trọng. Đó là sự lãnh đạo đối với một thiết chế tạo lập nền tảng chính trị - pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước và xã hội [31], điều này được thể hiện qua các nội dung:

Một là, Đảng đưa ra chủ trương, đường lối trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

kinh tế, xã hội, kể cả lĩnh vực chính trị, tổ chức và hoạt động nhân sự của BMNN. Đặc biệt trong lãnh đạo hoạt động lập pháp, Đảng định hướng chủ trương và hiện thực hóa thơng qua quy trình làm luật của Quốc hội. Trong nhiều nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, nhiều nghị quyết của các Đại hội Đảng VII, VIII, IX đều định hướng hoạt động lập pháp phải sát với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn như: “… ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách BMNN …”; “Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp ...” [26, tr.511, 674].

Hai là, bên cạnh các nghị quyết định hướng chung hoạt động lập pháp, Đảng

cịn có các nghị quyết chun đề về Hiến pháp và các đạo luật cơ bản như Dân sự, Hình sự, Lao động, Đất đai … Đó là sự lãnh đạo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khả năng thực hiện của cả hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam, sự tư vấn của tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia; sự tiếp thu ý kiến của Nhân dân và các tổ chức phản biện xã hội … Tất cả các yếu tố đó quyết định đến chương

trình xây dựng pháp luật ngắn hạn, dài hạn cũng như đến thứ tự ưu tiên trong mỗi chương trình xây dựng mà Đảng đề ra.

Ba là, thông qua kỷ luật Đảng, qua vai trò tiên phong của các đảng viên, đặc

biệt các đảng viên giữ các cương vị chủ chốt trong BMNN, Đảng tạo ra sự thống nhất giữa tư duy và hành động, sự phối kết hợp, tương hỗ giữa các thành viên trong hệ thống chính trị, đảm bảo nguyên tắc, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Một biểu hiện rõ nét của sự thống nhất ý chí giữa Đảng và Quốc hội trong hoạt động lập pháp là thông qua vai trị Đảng đồn Quốc hội. Tổ chức này có nhiệm vụ đề xuất Bộ Chính trị chương trình xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát tối cao của nhiệm kỳ cũng như từng năm; trong việc truyền đạt, quán triệt cho đảng viên là ĐBQH về những chủ trương, quan điểm của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị để đại biểu tham gia tích cực vào hoạt động chuẩn bị, thẩm tra, cho ý kiến, thông qua luật, pháp lệnh tạo sự thống nhất trong quá trình làm luật và quyết định các vấn đề cơbản của đất nước.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhận ra một điều rằng, với nguyên tắc và phương thức làm việc như trên, đã dẫn đến hạn chế vai trò vị thế của cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Nếu khơng có giới hạn trong luật về tổ chức Đảng, có thể dẫn đến cách hiểu cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư như là cấp trên của Quốc hội, mọi hoạt động của Quốc hội cần có sự báo cáo, thẩm duyệt, cho phép. Và như vậy, địa vị pháp lý “cao nhất” trong tổ chức BMNN có sự ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó tính đại diện Nhân dân cao nhất và chủ thể quyền lực cao nhất là Nhân dân ít nhiều có yếu tố hình thức.

Trên thực tế, có một số quyết định của Quốc hội chưa phù hợp với “ý Đảng” như: phê chuẩn một số nhân sự của Chính phủ, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Điều này thể hiện sự chưa thống nhất giữa chỉ đạo - lãnh đạo của Bộ Chính trị đối với Đảng đồn Quốc hội. Cũng có những nhà nghiên cứu khơng tán thành, đề nghị “cần được rút kinh nghiệm” để đảm bảo tính kỷ luật Đảng [73, tr.76]. Nhưng theo tác giả, đó chính là biểu hiện của tính đại diện cao nhất của Quốc hội. Những định

hướng, lãnh đạo nếu chưa phản ánh nhanh nhạy và cấp thiết nhu cầu của thực tiễn thì Quốc hội sẽ có tiếng nói riêng, xác đáng thể hiện vai trò, vị thế đại diện cao nhất của mình. Điều này được ĐCS tơn trọng, coi là cơ chế cần nghiên cứu, luật hóa để các dự án luật, pháp lệnh, các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội được nghiên cứu, chuẩn bị thấu đáo hơn. Hay trong những kỳ bầu cử Quốc hội gần đây, một số ứng cử viên thuộc diện trung ương giới thiệu ứng cử tại địa phương đã không trúng cử. Đó là minh chứng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.

Quyền lực nhà nước và quyền uy của Đảng có được đều từ sự ủy nhiệm, sự tín nhiệm của Nhân dân mà ra. Giữa ĐCS và Quốc hội tồn tại mối quan hệ tương hỗ: Đảng giữ vị trí cầm quyền khi xây dựng được BMNN thật sự mạnh và hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt là thông qua thiết chế Quốc hội, Đảng triển khai chủ trương, đường lối của mình thơng qua chu trình lập pháp. Ngược lại, một Quốc hội có sứ mệnh đại diện Nhân dân và thực quyền lại là thước đo về năng lực cầm quyền của Đảng, là công cụ và phương diện tốt nhất để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với xã hội. Trong NNPQ, sự lãnh đạo của Đảng khơng làm mất đi vai trị tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Quyền thông qua luật chỉ duy nhất Quốc hội có sau khi nhận sự ủy quyền của Nhân dân. Điều 4, khoản 3 Hiến pháp quy định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCS Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” là một minh chứng cho thấy chủ quyền Nhân dân - tính đại diện cao nhất ln được bảo đảm và hiện thực hóa.

Tóm lại: Sự thống nhất, đồn kết nội bộ, nhất trí cao trong mục tiêu, lý tưởng và

hành động của tổ chức ĐCS; sự tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm sau những sai lầm trong lý luận và hoạt động thực tiễn; quá trình tự chỉnh đốn trong Đảng đã tạo ra sự ổn định về chính trị tại Việt Nam kể từ khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. Bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, sự mềm dẻo, linh hoạt trong đường lối lãnh đạo, ơn hịa trong thiết lập quan hệ ngoại giao của ĐCS Việt Nam đã khiến cộng đồng quốc tế ngày càng hiểu rõ và thừa nhận vị trí lãnh đạo độc tơn này. Những xung đột, leo

thang chính trị giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ mà lợi ích dân tộc gắn liền với đường lối chính trị của đảng cầm quyền; sự tranh chấp vùng lãnh thổ; khủng bố, bạo lực và chiến tranh ở một số quốc gia theo cơ chế đa đảng - dân chủ như Ucraina, Ki-ep, Thái lan, một số nước Hồi giáo Trung đông … thời gian vừa qua là minh chứng cho thấy sự ổn định chính trị tại Việt Nam có khởi nguồn từ nhiều yếu tố. Nhưng vai trò, vị thế lãnh đạo hệ thống chính trị của ĐCS là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho đời sống chính trị ổn định, cho quyền lực Nhân dân được bảo tồn và phát huy, cho Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân được thực quyền, ra đời vì Nhân dân, nói tiếng nói của Nhân dân và hoạt động vì sự tồn sinh của Nhân nhân.

3.3.2. Thực trạng phát huy dân chủ và tăng cƣờng pháp quyền trong việc đảm bảo tính đại diện cao nhất của Quốc hội

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w