Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thiết kế BMNN, đã có sự tranh luận để đi đến quyết định về mơ hình một viện. Điều này được duy trì cho đến tận ngày nay (Hiến pháp năm 2013) như một truyền thống lịch sử và phản ánh bản chất, đặc trưng thống nhất của quyền lực nhà nước.
Năm 1946, khi xây dựng dự thảo Hiến pháp đầu tiên, ngoài ý kiến của Ủy ban dự thảo Hiến pháp, cịn có ý kiến của Ủy ban kiến quốc tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo. Bên cạnh đa số ý kiến tán thành mơ hình Quốc hội một viện (Viện dân biểu tồn quốc) thì một bộ phận thiểu số đề nghị xây dựng Quốc hội hai viện (Thượng nghị viện, Hạ nghị viện) phỏng theo mơ hình của chế độ đại nghị phương Tây [9]. Cuối cùng Quốc hội khóa I đã lựa chọn cơ cấu một viện, thống nhất thông qua Hiến pháp 1946 với tỷ lệ đa số tuyệt đối.
Qua nhiều lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, cũng có những ý kiếnđề nghị xem xét lại cơ cấu một viện của Quốc hội trong việc đảm bảo tính đại diện vùng miền, lãnh thổ. Xét các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội chúng ta thấy: nhà nước ta là nhà nước đơn nhất, độc lập và thống nhất trong toàn lãnh thổ. Các giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong nước có truyền thống đồn kết, khơng có mâu thuẫn đối kháng; thống nhất và hài hịa các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong lợi ích cao nhất của dân tộc, của chủ quyền quốc gia. Các địa phương không mang tính tự trị, tự quản mà là một bộ phận cấu thành, một thể hợp nhất của BMNN Việt Nam độc lập. Bên cạnh đó, BMNN hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, không phân chia mà chỉ phân cơng, phối hợp, kiểm sốt, đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS đối với hệ thống chính trị. Tất cả những điều kiện này phù hợp với việc xây dựng chế độ một viện, vừa đảm bảo cho Quốc hội là nơi tập trung thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân và thực quyền; vừa tiết kiệm chi phí và thời gian cho những cuộc tranh luận thắng-thua của hai viện khi bất đồng quanđiểm.
Tuy nhiên, mơ hình lưỡng viện cũng có những ưu điểm so với một viện trong quy trình thơng qua luật ở nước ta. Đó là sự cẩn trọng trong xem xét, đánh giá các dự án luật qua nhiều vòng; sự đảm bảo yếu tố đại diện lợi ích theo lãnh thổ hành chính, tránh khuynh hướng phần thắng thuộc về số đông (đơn vị hành chính đơng dân cư thường có lợi thế số lượng đại biểu nhiều hơn địa phương ít dân cư). Đây cũng là những thách thức buộc chúng ta phải luôn đổi mới tư duy, khảo sát, học tập kinh nghiệm của nhiều nước để xây dựng những thiết thế giúp Quốc hội vừa thực quyền, vừa đảm bảo yếu tố đại diện để quyền lực nhà nước thực sự thuộc về Nhân dân.
Về tổ chức của Quốc hội, hiện nay đã có những đổi mới, góp phần quan trọng đảm bảo tính đại diện cao nhất của Nhân dân. Điều này được thể hiện qua những nội dung sau:
- Vị trí, vai trị của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất ngày càng được khẳng định rõ. Từ năm 1992 đến nay, Quốc hội đã ban hành mới và nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử ĐBQH. Việc tổ chức các cuộc bầu cử ĐBQH ngày càng phát huy dân chủ; chất lượng ĐBQH được nâng cao; cách thức triển khai cơng tác bầu cử ngày càng hồn thiện và khoa học; thành phần ĐBQH được điều chỉnh phù hợp, có sự cân đối giữa yêu cầu về cơ cấu và chất lượng. Luật Tổ chức Quốc hội các năm 1992, 2001 và sửa đổi năm 2007 tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường đổi mới về cơ cấu, tổ chức của Quốc hội. Đồng thời, Quốc hội cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phương thức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Quốc hội đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức hoạt động, triển khai ngày càng đầy đủ và có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Từ khi ban hành Hiến pháp 1992, thẩm quyền của Quốc hội có sự quy định rõ ràng, cụ thể; bỏ quy định trong Hiến pháp 1980: Quốc hội có thể tự mình đặt ra những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết. Việc điều chỉnh này phù hợp với yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN mà trong đó
Nhân dân là chủ thể tối cao. Theo đó Quốc hội chỉ được xem xét và quyết định những vấn đề đã được Hiến pháp quy định. Lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2001 và Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách trung ương; quyết định chính sách tơn giáo của nhà nước; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký.
- Mơ hình tổ chức Quốc hội đã có những điều chỉnh quan trọng. Việc tái lập UBTVQH thay thế Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980, xác định cụ thể thẩm quyền của Ủy ban này đã tạođiều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong trường hợp Quốc hội không họp thường xuyên. Các Ban của Quốc hội cũng có nhiều thay đổi, từ 7 Ủy ban quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992, đến Quốc hội khóa XII, số lượng các Ủy ban đã tăng lên 9. Ngồi ra Quốc hội cịn có thể thành lập Ủy ban lâm thời khi thấy cần thiết để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. UBTVQH cũng thành lập các cơ quan trực thuộc đảm nhận các nhiệm vụ chuyên sâu như: Ban công tác đại biểu, Ban công tác lập pháp, Ban dân nguyện và Viện nghiên cứu lập pháp.
Tóm lại, tính đến thời điểm hiện nay, mơ hình tổ chức Quốc hội nước ta đã có những thay đổi, cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế, vừa đảm bảo vị trí, vai trị Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất, vừa đảm bảo tính chuyên sâu của các hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao.
3.2.4.2. Thực trạng thể chế hoạt động của Quốc hội trong việc đảmbảo tính đại diện Nhân dân cao nhất