Thực trạng thể chế hoạtđộng của Quốc hội trong việc đảm bảo tính đại diện Nhân dân cao nhất

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 121 - 123)

Cùng với thể chế về mơ hình tổ chức, thể chế về hoạt động là một trong các đảm bảo tính đại diện Nhân dân cao nhất của Quốc hội. Bằng thể chế này, Quốc hội phát huy được vai trò đại diện thông qua các hoạt động tập thể, thực hiện đúng, đủ các chức năng quan trọng đã được hiến định và đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất của mình. Điều 1, Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định:

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội, tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài các cuộc họp bất thường, họp kín theo quy định của pháp luật, Quốc hội họp công khai, thường lệ mỗi năm hai kỳ [75]. Đây là quy định nền tảng chi phối phương thức và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam.

Trong mỗi kỳ họp, để đạt sự đồng thuận và phát huy trí tuệ tập thể, các hoạt động: làm luật, quyết định, giám sát đều được thực hiện thông qua cơ chế: i) Thảo luận tập thể và quyết định tại hội trường; ii) Trong trường hợp cần thiết, việc thảo luận lần đầu được tiến hành tại Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các tổ ĐBQH, các đồn ĐBQH rồi sau đó thảo luận, biểu quyết tại phiên họp toàn thể. Nội dung các cuộc thảo luận được ghi âm, ghi chép đầy đủ và tập hợp thành tư liệu đảm bảo tính chính xác, minh bạch.

Đối với hoạt động biểu quyết, để tơn trọng ý chí của từng đại biểu đối với từng vấn đề có thể diễn ra theo cách: biểu quyết từng phần, biểu quyết tổng thể nội dung tại hội trường. Quốc hội có thể lựa chọn các hình thức biểu quyết như giơ tay, bỏ phiếu kín hay bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Với một số nội dung, để đảm bảo sự khách quan, tự do về tư tưởng, pháp luật quy định chỉ biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín như bầu các chức danh đứng đầu Quốc hội, bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp; bãi nhiệm ĐBQH; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Để đảm bảo hiệu lực của Quốc hội, sau khi thảo luận, thống nhất ý kiến, các nội dung cần được thi hành được kết luận và ban hành dưới hình thức nghị quyết của Quốc hội như: nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn; nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghị quyết về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức; nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Các phương thức thực hiện quyền năng như: xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao; xem xét các đề

nghị của các cơ quan của Quốc hội, của ĐBQH, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xem xét chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, giải trình đều được luật pháp hóa tạo nên một thể chế đồng bộ và hiệu quả cho Quốc hội hoạt động.

Để đảm bảo tính đại diện của cơ quan quyền lực cao nhất, trong những trường hợp cần thiết thẩm tra về một vấn đề nhất định, Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để hoạt động. Đối với UBTVQH, thành lập các đoàn giám sát theo chuyên đề hoặc bằng việc xem xét khiếu nại, tố cáo của công dân. Đối với Hội đồng dân tộc và các ủy ban, ngoài các hình thức ở trên có thể thành lập các đồn nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, thẩm tra các báo cáo cơng tác của Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao theo sự phân công của UBTVQH.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w