Thực trạng nguồn lực đảm bảo Quốc hội cơquan đại diện cao nhất của Nhân dân

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 123 - 128)

tổchức và hoạtđộng của Quốc hộiđóng vai trị là một trong các bảođảm quan trọng để thực thi nhiệm vụ. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, thể chế về tổ chức và hoạt động đã có sự thay đổi cho phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mới. Đó là u cầu của thực tiễn cũng như sự đòi hỏi của lý luận sao cho hình thức hoạt động phù hợp với nội dung, tính chất đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam.

3.2.4.3. Thực trạng nguồn lực đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân cao nhất của Nhân dân

Để đảm bảo cho Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình thì cần có bộ máy tham mưu giúp việc và phục vụ hành chính. Đây là tổ chức đóng vai trị quan trọng trong trợ giúp quy trình, thủ tục, thơng tin, nghiên cứu và phục vụ hành chính cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH. Ở Việt Nam, bộ phận giúp việc cho Quốc hội bao gồm: Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp và Văn phịng Đồn ĐBQH.

Theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ/UBTVQH ngày 17/10/1992, Nghị quyết 417/2003/UBTVQH11, VPQH là cơ quan thực hiện các chức năng tham mưu, tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, các hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủỷ ban của Quốc hội, các ban của UBTVQH với các hoạt động cụ thể: i) Tham mưu, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát tối cao quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội; ii) Phục vụ công tác bầu cử ĐBQH;

iii)Phục vụ công tác dân nguyện.

Theo nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc UBTVQH, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; tổ chức thông tin khoa học để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH.

Để thực hiện được nhiệm vụ và cung cấp các dịch vụ dành cho đại biểu, bên cạnh đội ngũ, chuyên gia hiện có, Viện cịn có đội ngũ cộng tác viên là các nhà nghiên cứu, chun gia có uy tín từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ ngành, các tổ chức trong và ngoài nước.

Để giúp cho Quốc hội thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động theo luật định, Viện nghiên cứu lập pháp tập trung cung cấp hai dịch vụ lớn cho Quốc hội, ĐBQH bao gồm: công tác nghiên cứu khoa học và công tác thông tin khoa học.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp ln bám sát

chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội, chương trình làm việc các phiên họp của UBTVQH và các chương trình làm việc tại các kỳ họp Quốc hội. Các chuyên đề nghiên cứu này sẽ được cung cấp cho các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH. Bên cạnh đó, các ĐBQH có thể chủ động yêu cầu cung cấp các tài liệu phục vụ cho hoạt động của mình.

Đối với công tác thông tin khoa học, Viện đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin

khoa học, cung cấp thông tin khoa học theo phiếu yêu cầu của ĐBQH. Tại các phiên họp của UBTVQH, Viện tổ chức các bàn tiếp nhận và

cung cấp thơng tin tại phịng họp để sẵn sàng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu thông tin. Giữa hai kỳ họp, Viện thông qua đầu mối là các văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND để tiếp nhận và đáp ứng các yêu cầu thơng tin của ĐBQH. Ngồi ra, các hình thức trao đổi qua thư điện tử, điện thoại, fax … cũng góp phần thúc đẩy và hình thành mối quan hệ giữa đại biểu và Viện nghiên cứu lập pháp.

Theo quy định tại Nghị quyết số 416/2003/NQ-UBTVQH11, Văn phịng Đồn ĐBQH là cơ quan giúp việc cho Đồn ĐBQH và ĐBQH, có chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Đồn ĐBQH, Trưởng, Phó đồn, các ĐBQH trong đoàn ĐBQH địa phương (Điều 1).

Văn phịng Đồn ĐBQH phục vụ Đoàn ĐBQH trong các hoạt động: đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; tiếp xúc cử tri; giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; phối hợp với các vụ chức năng của VPQH phục vụ các đoàn giám sát; hoạt động đối ngoại, bên cạnh đó cịn thực hiện các cơng việc hành chính, quản trị, tài chính để đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cho đoàn và các ĐBQH.

Đánh giá chung có thể thấy, trong những năm qua, bộ máy giúp việc của Quốc hội đã có sự nỗ lực thay đổi trong cả cơ cấu tổ chức, hoạt động, nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu của Quốc hội trong thực thi hoạt động đại diện. Với đặc thù hoạt động kiêm nghiệm, gián đoạn của Quốc hội, bộ máy giúp việc có mặt trong tất cả các hoạt động của Quốc hội, ĐBQH và đóng vai trị khơng nhỏ tới hiệu quả hoạt động của tổ chức này. Tuy nhiên, xét trên cả ba góc độ: tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, năng lực, trình độ cán bộ thì bộ máy giúp việc của Quốc hội cịn có những hạn chế nhất định trong vai trò tham mưu, phục vụ cho Quốc hội thực thi đại diện.

Thứ nhất, tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của bộ máy giúp việc Quốc hội chưa cao. Một số vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VPQH, các chức danh lãnh đạo VPQH, lãnh đạo các đơn vị thuộc VPQH, chức trách của từng cán bộ, công chức trong từng đơn vị chưa được

xác lập mạch lạc, rõ ràng [114, tr.48]. Chức năng tham mưu có phần mờ nhạt bên cạnh chức năng phục vụ. Cơng tác tham mưu cho Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban, các ban trong một số trường hợp chưa thật chủ động, kịp thời, chất lượng chưa cao, nhất là đối với việc tham mưu, phục vụ xem xét, quyết định một số chính sách luật, hoạt động hậu giám sát.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn chưa đáp ứng được yêu cầu

ngày càng cao của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, chậm khắc phục sự mất cân đối giữa cơ cấu cán bộ nghiên cứu, tham mưu và cơ cấu cán bộ phục vụ. Cán bộ, công chức trong VPQH chưa được đào tạo nghề nên nhiều quy trình, thủ tục Quốc hội cịn khá mới mẻ. Một số hoạt động phục vụ cịn bị động, thiếu tính chun nghiệp do vậy phải vừa hoạt động vừa tiến hành học việc. Chính sách đãi ngộ thu hút các chuyên gia cao cấp cịn có những khó khăn, cần quan tâm tăng cường đầu tư.

Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chưa đồng bộ, còn manh

mún, phân tán.

Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, cần có những nghiên cứu, đổi mới về tổ chức, hoạt động của bộ máy giúp việc. Trước hết là việc xác lập vị trí Tổng thư ký Quốc hội đảm bảo tính chun sâu về quy trình, thủ tục, song khơng trùng lặp với vai trò nhiệm vụ của người đứng đầu VPQH. Tăng cường bộ máy tham mưu giúp việc, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội ban hành; chú trọng công tác truyền thông PR (quan hệ công chúng) tạo mối liên hệ mật thiết giữa Quốc hội và cử tri. Đây là những điều kiện cần thiết bảo đảm Quốc hội hoạt động tốt nhất với vai trò là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Quốc hội Việt Nam thể hiện tính chất đại diện cao nhất của mình qua nhiều hình thức hoạt động như thơng qua kỳ họp, phiên họp, tiếp xúc cử tri, chất vấn, điều trần ... nhưng cách thể hiện bao quát nhất là trên trên ba phương diện hoạt động cơ bản của Quốc hội, đó là lập pháp, quyết định

những vấn đề cơ bản và giám sát tối cao. Để thực thi tốt các hình thức này, không phải chỉ cần phát huy hiệu quả hoạt động của các bộ phận cấu thành Quốc hội (UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, các Ban, ĐBQH) mà cần có sự phối kết hợp giữa hệ thống các cơ quan trong BMNN, đặc biệt là vai trò kiểm tra, giám sát, tự quản của chính mỗi người dân - chủ thể đặc biệt của quyền lực nhà nước.

Các yếu tố đảm bảo đóng một vai trị quan trọng để Quốc hội thực sự là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, ĐCS Việt Nam đã có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động, xây dựng và phát triển thành một tổ chức chính trị vững mạnh, trang bị, củng cố cho mình hệ thống lý luận khoa học, có kỷ luật chặt chẽ để từ đó vận động và lãnh đạo quần chúng Nhân dân thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, với ưu việt trong thiết lập một trật tự xã hội dân chủ, công bằng, NNPQ XHCN Việt Nam đã thực sự là một bảo đảm quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xã hội, nâng cao dân trí, dân sinh, xây dựng hành lang pháp lý, đảm bảo cho các giá trị dân chủ được hiện thực hóa.

Các thiết chế về bầu cử, tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng đang được sửa đổi, bổ sung mang tính đồng bộ theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Đây là những bảo đảm cho Quốc hội ngay từ khi xác lập, hình thành cũng như trong quá trình vận hành ln thể hiện bản chất đại diện của mình.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w