luận lập pháp của Quốc hội
Lập pháp là chức năng hiến định, đặc trưng của Quốc hội. Pháp luật nhiều nước thường trao cho Quốc hội, các ủy ban, thường trực và ĐBQH quyền tham gia vào quy trình lập pháp từ trình sáng kiến luật đến biểu quyết thơng qua. Đây được coi là hình thức thực thi đại diện hiệu quả nhất bởi hoạt động lập pháp là xây dựng “hành lang pháp lý”, thiết kế BMNN, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những mục tiêu nhất định. BMNN được tổ chức như thế nào, vận hành ra sao, bản chất nhà nước, quyền lợi của người dân … đều phụ thuộc vào sản phẩm của hoạt động lập pháp. Chính vì vậy, thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thông qua hoạt động lập pháp là cách thức thực thi quyền lực Nhân dân tốt nhất mà các nước đều hướng tới và bảo đảm.
Xuất phát từ tính đại diện cao nhất của Quốc hội, từ vai trò của hoạt động lập pháp nên các nước đều coi trọng quy trình và thủ tục lập pháp, đồng thời quy định rất rõ ràng, chặt chẽ. Giữa quy trình, thủ tục lập pháp và tính đại diện cao nhất có mối liên hệ chi phối.
Trước hết, vì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của cử tri, làm việc tập thể,
quyết định theo đa số nên yêu cầu đối với quy trình, thủ tục này phải đảm bảo các quyết định của Quốc hội là ý chí của tập thể, ý chí của thiểu số được tơn trọng, lắng nghe.
Thứ hai, vì các quyết định của Quốc hội là ý chí của Nhân dân cả nước, nên các
trình sáng kiến pháp luật tới ban hành và cơng bố, trong đó huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, tổ chức và các tầng lớp Nhân dân.
Thứ ba, hoạt động của Quốc hội là công khai, dân chủ nên các quy
trình và thủ tục phải đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng trong tranh luận, thảo luận; có giá trị ngang nhau trong biểu quyết thơng qua; phát huy trí tuệ tập thể, đồng thời độc lập về tư tưởng không chịu sự tác động của các nhánh quyền lực hành pháp, tư pháp.
Thứ tư, Quốc hội là diễn đàn chính trị quốc gia nên các quy trình thủ tục làm việc phải đảm bảo tính biểu tượng quốc gia trong hoạt động của Quốc hội. Điều đó thể hiện qua các nghi thức, phát biểu của đại biểu, thể thức biểu quyết, công bố luật …
Từ hình thức thể hiện tính đại diện trong lập pháp như trên mà pháp luật các nước đều quy định khá rộng rãi về chủ thể có quyền trình sáng kiến pháp luật, trình dự án luật (Nghị sĩ, các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị …), nhưng chỉ Quốc hội mới có quyền thẩm tra dự án luật đi đến quyết định về giá trị pháp lý bằng hình thức biểu quyết theo ý kiến của đa số. Trong quá trình soạn thảo dự án luật, một khâu quan trọng khơng thể thiếu đó là cơ quan, tổ chức, chủ trìsoạn thảo phải lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Đây là những quy trình cho thấy tính đại diện Nhân dân ln chi phối trong hoạt động lập pháp, đảm bảo cho mỗi dự án luật thật sự phùhợp với đối tượng điều chỉnh, tức là sựhướng đến lợi ích của Nhân dân.
Ở giai đoạn xem xét dự án luật, để đảm bảo tính chất chun mơn sâu trong quy trình lập pháp, các ủy ban của Quốc hội được thành lập, và thường phân công nhiệm vụ, quyền hạn theo từng lĩnh vực. Có thể nói đây là các cơng xưởng, là nơi tập trung các đại biểu làm việc thường xuyên để tiến hành thảo luận, xem xét các dự án luật nhất là các vấn đề còn gây tranh cãi, có ý kiến khác nhau, chuẩn bị cho phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đối với các dự luật quan trọng, có nội dung thuộc phạm vi xem xét của nhiều ủy ban, dự thảo được từng ủy ban xem xét theo phạm vi thẩm quyền của mình hoặc cùng một lúc xem xét để đảm bảo tính chính xác, thận trọng đối với mỗi dự thảo.
Ởgiaiđoạnthơng quadựánluật tạiphiênhọptồnthể, một dựánluật có thể được thảo luận và thơng qua trong một hoặc hai kỳ họp Quốc hội tùy thuộc vào độ phức tạp và phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, chúng đều trải qua các quy trình chặt chẽ như thảo luận, biểu quyết những vấn đề lớn, những nội dung còn gây tranh cãi theo nguyên tắc quá bán tương đối (50%
+1) và quá bán tuyệt đối (2/3 tổng số ĐBQH). Sau khi tiếp thu ý kiến, là quá trình chỉnh lý, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; thơng qua tồn văn dự thảo trong phiên họp tổng thể và ký chứng thực, tiến hành công bố luật trong phạm vi quốc gia. Như vậy có thể thấy, quy trình thủ tục lập pháp của Việt Nam cũng như các nước có thể khác nhau nhưng những bước chính đều giống nhau đó là: trình sáng kiến luật;xem xét dự án luật tại ủy ban; xem xét dự án luật tại phiên họp tồn thể, ban hành và cơng bố luật. Tất cả đều được tiến hành trên nguyên tắc công khai, dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Điều đó đảm bảo cho sản phẩm lập pháp là ý chí chung thống nhất, phản ánh tính chất đặc trưng của hệ thống cơ quan đại diện.
Cũng có ý kiến cho rằng trên thực tế dự thảo luật thường do hệ thống cơ quan hành pháp soạn thảo, và họ đồng nhất việc làm luật của Quốc hội là soạn thảo và thông qua. Cách hiểu như vậy không phù hợp bởi tại rất nhiều nước, hệ thống cơ quan thuộc Chính phủ đều là bộ phận soạn thảo các dự án luật tốt nhất. Điều này là do chính nhiệm vụ triển khai hệ thống pháp luật vào thực tiễn của hệ thống cơ quan hành pháp. Vì vậy, cơ quan này có điều kiện để nhận thơng tin phản hồi từ người dân một cách nhanh và chính xác nhất đối với từng chính sách đang thực thi. Từ đó, có thể phản ánh kịp thời những nhu cầu, địi hỏi của thực tế vào trong việc soạn thảo dự án luật.
Trong những trường hợp này, Quốc hội đóng vai trị thẩm tra những dự án luật có phản ánh đúng với ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận dân cư, có hài hịa giữa các lợi ích hay ẩn chứa trong đó là sự chi phối tác động của các nhóm lợi ích. Đối chiếu vào những mục đích, u cầu, nội dung mà Quốc hội đã giao cho ban soạn thảo, Quốc hội dùng quyền lập pháp của mình để góp ý, yêu cầu chỉnh sửa, kiểm tra và trực tiếp “nhấn nút” thơng qua dự án luật.
2.2.1.2. Hình thức thể hiện đại diện cao nhất trong hoạt động quyếtđịnh, phê chuẩn các vấn đề quan trọng của Quốc hội