cao nhất của Quốc hội Việt Nam
Đề cử, ứng cử, hiệp thương là khâu rất quan trọng trong quá trình bầu cử. Bởi nếu không qua được giai đoạn này, ứng cử viên khơng thể tham gia vào danh sách chính thức niêm yết trong ngày bầu cử và cử tri cả nước lại chỉ bầu trong danh sách đó. Do vậy trong tiến trình bầu cử, đây thực sự là một mắt xích quan trọng liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo tính chất đại diện của Quốc hội.
Tuy nhiên ở góc độ ứng cử, đề cử, theo tác giả, pháp luật bầu cử Việt Nam cịn thiếu tính tự do, cạnh tranh. Đây không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho mọi cá nhân có năng lực, có điều kiện đều thực hiện được quyền hiến định mà còn tạo ra cơ hội cho cử tri lựa chọn và bầu ra đại biểu ưu tú nhất cho mình vào cơ quan đại diện cao nhất. Ngoại trừ Sắc lệnh 51-SL ngày 17/10/1945 được áp dụng cho Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 quy định, “người ứng cử được
tự do ứng cử nơi mình chọn lấy” (Điều thứ 12), thì đến Luật Bầu cử ĐBQH
1959 và các văn bản sau này khơng cịn quy định tự do như vậy nữa. Luật Bầu cử ĐBQH năm 1980 đã loại bỏ quyền tự ứng cử của công dân. Đến ngày 30/6/1989, tại kỳ họp 5, Quốc hội khoá VIII mới thông qua Nghị quyết để sửa đổi 7 điều của Hiến pháp trong đó có quy định quyền tự ứng cử của công dân. Nhưng với quy định hiệp thương là một thủ tục bắt buộc được quy định ngay từ Luật Bầu cử ĐBQH (1980), thì sự phục hồi quyền tự ứng cử mang tính hình thức và trên thực tế rất khó để người tự ứng cử vượt được qua các vịng hiệp thương. Đây chính là lý giải cho số đại biểu tự ứng cử và trúng cử qua ba khố gần đây cũng khơng q 4 người, chiếm
1,4% tổng số đại biểu (nhiệm kỳ khoá XI), cá biệt, nhiệm kỳ khố XII, chỉ có 1 ĐBQH là tự ứng cử đạt tỷ lệ 0,2% tổng số ĐBQH khố đó.
Bên cạnh đó, nếu ứng cử viên là đảng viên ĐCS Việt Nam thì việc tự do ứng cử, đề cử lại có thêm sự hạn chế bởi quy định về những điều đảng viên không được làm. (Quy định số 19-QĐ/TƯ, ngày 03/01/2002 và Quy định 115-QĐ/TƯ, ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị). Để Đảng mạnh, thống nhất thì kỷ luật Đảng là quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ chính đảng nào. Nhưng trong điều kiện một Đảng cầm quyền như Việt Nam, sự cạnh tranh trong bầu cử dường như bị loại trừ bởi các quy định trên. Điều đó dẫn đến thực trạng đó là: Có người dân muốn bầu nhưng cấp uỷ không dự kiến và không đưa vào danh sách; có người được đưa vào danh sách nhưng dân khơng thực lịng tín nhiệm, dẫn đến ở một số đơn vị bầu cử phải bầu bổ sung, bầu lại hoặc có khiếu nại, tố cáo từ phía người dân đối với đại biểu sau mỗi kỳ bầu cử. Ví dụ: như cuộc bầu cử Quốc hội khoá XI, khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Bắc Ninh phải bầu cử lại hay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII bầu thiếu 7 đại biểu so với quy định cho phép [77, tr.249].
Đánh giá về những hạn chế trong tính cạnh tranh bầu cử ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng:
“Chúng ta vẫn thường nói ở nước ta, các ĐBQH thường được bầu theo cơ chế Đảng cử, dân bầu. Cơ chế này có những ưu điểm nhất định song cách làm này trên thực tế cũng dễ nảy sinh tình trạng gị ép, thậm chí có trường hợp áp đặt, thiếu dân chủ. Bản thân người được Đảng đưa vào cũng dễ phát sinh tâm lý ỷ lại, kém sáng kiến, đặc biệt kém nhạy cảm đối với những yêu cầu bức xúc của quần chúng” và “… trên thực tế vai trị của Nhân dân thơng qua MTTQ trong việc thực hiện quyền hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử vẫn chưa được thực hiện tốt; tình trạng cấp uỷ đảng áp đặt cơ cấu, thành phần đại biểu tại đơn vị bầu cử của mình là phổ biến; việc đó làm hạn chế tính tích cực của Nhân dân trong quá trình giới thiệu nhân sự, hiệp thương bầu cử” [84, tr.331, 213-214].
Nhằm mục đíchđảm bảo tínhđại diện của các địa phương, các tổchức chính trị xã hội, các thành phần xã hội và giới, Luật Bầu cử ĐBQH năm 1997 (sửa đổi, bổ sung 2001) có quy định vai trị của UBTV Quốc hội trong việc phối hợp với một số cơ quan tổ chức để dự kiến số đại biểu từng tỉnh, số đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ, độ tuổi, trong Đảng, ngoài Đảng. Về bản chất và mục đích đây là ý tưởng tiến bộ và cũng là tiêu chí khi xem xét đánh giá tính đại diện của Quốc hội xét ở góc độ cơ cấu. Tuy nhiên, khi đặt nặng vấn đề này và quan niệm Quốc hội là một mơ hình xã hội thu nhỏ có đủ mọi thành phần, giai cấp, tầng lớp đã dẫn đến sự khơng bình đẳng giữa các ứng cử viên, tâm lý chủ quan, thỏa mãn của một số đối tượng khi rơi vào nhóm “cơ cấu”. Bên cạnh đó chúng ta đặt ra nhiều tiêu chí về tính đại diện, dẫn tới sự chồng chéo, xung đột về cơ cấu. Đồng thời đó lại như một rào cản hướng đến xây dựng Quốc hội chuyên nghiệp với sự tự do, bình đẳng trong ứng cử, vận động, tranh cử, trong lựa chọn các cá nhân hội tụ tốt nhất các tiêu chuẩn của ĐBQH.
Về phân chia đơn vị bầu cử, cách làm của chúng ta tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay, thuận tiện trong điều hành và dễ nhận thức cho cử tri. Tuy nhiên, xét ở góc độ đảm bảo tính đại diện cao nhất của Quốc hội, còn một số bất cập về tỷ lệ như:
- Chưa bình đẳng trong tỷ lệ đại diện bởi số dân của các địa phương là khác nhau. Ví dụ như trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII, với dân số khoảng trên 83 triệu người, được bầu tối đa 500 đại biểu theo luật. Bình quân cả nước, trung bình một ĐBQH đại diện 166.240 người dân. Tỷ lệ này ở Hà Nội 1/149.776 người dân, TP Hồ Chí Minh 1/226.581 người dân, Tỉnh Đak Nơng 1 ĐBQH chỉ đại diện cho 66.250 người dân [68, tr.9-12]. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, cả nước có xấp xỉ 89 triệu người, bầu đủ 500 đại biểu. Bình qn cả nước sẽ có một ĐBQH/178.000 người dân. Con số tương ứng ở Hà Nội là 1/231.230 người dân, TP Hồ Chí Minh là 1/260.607 người dân, Đak Nông 1/92.200 người dân. Kon Tum, là 79.000 người dân/ĐBQH [44].
- Giữa ứng cử viên của trung ương và ứng cử viên là người địa phương có ưu thế khác nhau khi cùng bầu cử do còn tâm lý cục bộ hay bị chi phối bởi mối quen biết, họ hàng, thân thuộc.
- Một thực trạng nữa là tỷ lệ cạnh tranh, lựa chọn trong bầu cử ở Việt Nam chưa cao khi ta áp dụng đơn vị bỏ phiếu đa đại diện. Luật bầu cử hiện nay quy định một đơn vị bầu cử bầu không quá 3 đại biểu với số dư ít nhất là 2 người. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến sự cạnh tranh trong cuộc bầu cử đầu tiên của Quốc hội khoá I với các quy định: “Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn nhưng chỉ một nơi ấy thôi” (Điều thứ 12); “Những người không ứng cử lần đầu cũng được ra ứng cử lần thứ 2” (Điều thứ 61); “Được tự do vận động nhưng cuộc vận động khơng được trái với nền dân chủ cộng hồ”(Điều thứ 3). Vì vậy, tỷ lệ canh tranh khi đó ở đơn vị bầu cử Hà Nội (khoá I) rất cao: 6/74 ứng cử viên, trong khi tỷ lệ cạnh tranh bầu cử của cả nước khoá XI chỉ là 1,5 (bầu 498 đại biểu/759 ứng cử viên).
Đến kỳ bầu cử Quốc hội khoá XIII, với nhiều cố gắng, nỗ lực trong đảm bảo tính đại diện và cạnh tranh, tỷ lệ này nâng lên là 1,65 (bầu 500 đại biểu/827 ứng cử viên sau hiệp thương). Tuy nhiên nhìn vào con số cụ thể ta thấy, trong 183 đơn vị bầu cử, có tới 38 đơn vị bầu 2/3 (tức là chọn 2 trong 3 ứng cử viên); 3 đơn vị bầu 3/4; 129 đơn vị bầu chọn 3/5 và 11 đơn vị bầu 2/4 ứng cử viên [44]. Điều đó có nghĩa rằng chỉ có 11/183 đơn vị bầu cử có tỷ lệ cạnh tranh gấp đơi, có 3 đơn vị bầu cử mà tỷ lệ cạnh tranh chỉ là 1,3.
Bên cạnh những bất cập của việc phân chia đơn vị bầu cử, tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên thấp thì việc tuyên truyền bầu cử ở Việt Nam trong thời gian gần đây nặng tính hình thức, nội dung đơn điệu khơng đủ sức cạnh tranh lôi cuốn cử tri vào đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của cả nước. Kênh truyền hình Quốc hội đang phát thử nghiệm trong thời gian qua có nhiều thơng tin hữu ích, là cầu nối đại biểu và cử tri, song chưa đủ sức giữ chân người xem bên cạnh các kênh truyền hình trực tiếp lơi cuốn, hấp dẫn khác. Chính vì vậy mà tình trạng bầu mù, bầu hộ, thậm chí cử tri bầu xong khơng thể nhớ đại diện của mình là ai, làm gì, ở đâu là điều không hiếm lạ ở Việt Nam hiện nay [84, tr.214].
Cũng chính từhình thức vậnđộng bầu cửcịn hạn chế nên thông tin của các ứng cử viên tới cử tri là có giới hạn. Theo một số liệu điều tra khác về bầu cử Quốc hội khóa XII, chỉ có 8% cử tri biết về ứng cử viên qua vận động bầu cử, khoảng 12% thông qua theo dõi phát thanh, truyền hình, và có tới 70% thơng qua đọc tóm tắt tiểu sử niêm yết của ứng cử viên [41, tr.111]. Những con số đó phản ánh và đặt ra yêu cầu chúng ta phải làm mới hoạt động vận động bầu cử, và tranh cử tự do là bàn đạp bứt phá ra khỏi tình trạng hình thức, ỉ lại, dựa dẫm vào tổ chức bầu cử hiện nay của các ứng cử viên.