Nhóm giải pháp đổi mới thể chế bầu cử đảm bảo cho cửtri bầu ra đƣợc những đại biểu xứng đáng là ngƣời đại diện của Nhân dân

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 133 - 142)

bầu ra đƣợc những đại biểu xứng đáng là ngƣời đại diện của Nhân dân

Thứ nhất, phải đổi mới nhận thức về vấn đề bầu cử. Trong điều kiện hiện nay,

Nhân dân có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, chức năng của bầu cử trong đời sống chính trị. Cần phải nhận thức rõ, bầu cử cơ quan quyền lực là phương thức dân chủ, hợp pháp và văn minh nhất mà loài người đã sáng tạo và phát triển các giá trị cho đến thời điểm này. Thông qua cơ chế trao quyền - nhận quyền này, cơ quan đại diện cho Nhân dân được thành lập hợp pháp, có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ Nhân dân; là thiết chế quy tụ người tài, phối hợp sức mạnh tập thể để thực hiện quyền quản lý nhà nước và xã hội.

Bầu cử cũng chính là q trình thực hành và nâng cao trình độ dân chủ, ý thức chính trị của Nhân dân, là quá trình tương tác giữa cử tri và đại biểu để phối hợp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và lợi ích của mình. Do vậy, chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bầu cử, chúng ta mới làm cho hoạt động này trở nên thực chất hơn, khơng cịn tính hình thức. Cử tri cầm lá phiếu sẽ thấy trách nhiệm và vai trị của mình khi bầu ra cơ quan đại diện. Từ đó chủ động tiếp cận, sàng lọc thông tin về ứng cử viên để đưa ra lựa chọn đúng. Ngược lại, các ứng cử viên sẽ có động lực cạnh tranh, nỗ lực hoạt động để hồn thành sứ mệnh của mình.

Thứ hai, cần dân chủ hóa q trình đề cử ứng cử viên. Để thu hút được người tài

tham gia vào cơ quan đại diện cao nhất, quy trình giới thiệu ứng cử viên cần theo hướng mở, tức là tạo điều kiện để người dân tham gia ngay từ khâu đầu tiên của quá trình giới thiệu nhân sự. Đối với ứng cử viên là đảng viên, khơng nên bó hẹp theo cách giới thiệu của cấp ủy các cấp. Như vậy sẽ nảy sinh ra tình trạng người được cấp ủy Đảng giới thiệu chưa chắc đã là người được các đảng viên và quần chúng yêu mến, tín nhiệm. Hoặc nảy sinh ra những “thỏa thuận ngầm” giữa người giới thiệu và người được giới thiệu.

Để tránh tình trạng này, nên áp dụng phương thức lựa chọn thực sự tự do, dân chủ, giúp Đảng xây dựng được các ứng cử viên có đủ đức, đủ tài, có khả năng trúng cử vào Quốc hội cao nhất để hiện thực hóa quyền lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện cách này, luận án kiến nghị xây dựng quy chế trong tổ chức Đảng để các đảng viên được tham gia ý kiến vào ngay từ giai đoạn đầu, lựa chọn nhân sự trở thành cơng việc và ý chí chung của tồn thể đảng viên.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn và phiếu tín nhiệm thăm dị, cấp ủy có thể có lựa chọn ra danh sách ứng cử phù hợp nhất cho cuộc bầu cử Quốc hội. Việc này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tính kỷ luật, đồn kết thống nhất của tổ chức Đảng. Các tiêu chuẩn ứng cử rõ ràng, cụ thể; các thông tin về cá nhân (nhân thân, thành tích, q trình cơng tác, khả năng nổi trội), tài sản của ứng cử viên được công khai và kiểm định.

Đối với ứng cử viên ngồi Đảng, cần có quy chế cụ thể bảo đảm quyền tự ứng cử, có quy trình giới thiệu, đề cử của cơ quan, đơn vị nơi công tác và địa phương nơi cư trú để lựa chọn và tìm kiếm những nhân tố tích cực nhất. Cần quy định các điều kiện thuận lợi cho họ tham gia ứng cử khi bên họ khơng có Đảng chính trị hậu thuẫn như các ứng cử viên khác.

Thứ ba, xây dựng cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên. Cạnh tranh

là yếu tố cần thiết phải có và phải bảo đảm bởi thơng qua đó sàng lọc được các nhân tố tích cực. Cạnh tranh ở đây không hiểu là cách triệt tiêu giữa các ứng cử viên mà là phương thức để các ứng cử viên phải nỗ lực thể hiện bản thân, xây dựng chiến lược hoạt động thiết thực cho thời gian đương nhiệm. Đối với quốc gia có một Đảng như Việt Nam, sự cạnh tranh phải thể hiện trên các phương diện:

+ Cạnh tranh giữa các ứng cử viên là đảng viên và không phải đảng viên. Với lợi thế là Đảng duy nhất cầm quyền, các ứng cử viên là đảng viên ln có ưu thế. Tuy nhiên một Đảng chính trị muốn được lịng dân thì ngồi tính tiến bộ, khoa học của cương lĩnh chính trị cịn cần đến sự nỗ lực, rèn luyện đội ngũ cán bộ của mình. Khi khơng có đối tượng cạnh tranh, tâm lý chủ quan, duy ý chí sẽ lan tỏa khiến tổ chức Đảng thiếu đi sức chiến đấu ngay trong chính nội bộ. Với tỷ lệ trung bình 82,33% [119] ĐBQH là đảng viên qua 13 nhiệm kỳ cho thấy, tỷ lệ này áp đảo, có xu hướng tăng mạnh trong những nhiệm kỳ gần đây. Điều này đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng đặt ra vấn đề liệu có cơng bằng khi tranh cử giữa hai nhómứng cử viên này bởi trên thực tế có nhiệm kỳ, tỷ lệ đại biểu ngồi Đảng khơng đạt so với dự kiến khi hiệp thương.

+ Cạnh tranh giữa người tự ứng cửvà ngườiđược đề cử. Hiện nay, luật cho phép cơng dân được tự ứng cử vào vị trí ĐBQH, nhưng trên thực tế, các ứng cử viên này gặp nhiều khó khăn từ khâu hiệp thương như phần thực trạng đã trình bày. Các quy định về bầu cử chưa cho phép họ tự tổ chức vận động bầu cử mà phụ thuộc vào chương trình chung của địa phương nơi mình ứng cử. Vì vậy luận án đề nghị khơi phục lại quy định cho phép các ứng cử viên được vận động bầu cử cá nhân nhưng trong khuôn khổ pháp luật để đảm bảo tính cơng bằng và tránh yếu tố kinh tế chi phối. Ví dụ: phải xây dựng quy chế cụ thể về thời gian, địa điểm, phương thức vận động bầu cử; tổng tài chính và nguồn gốc tài chính chi cho vận động, thời lượng phát sóng trên các phương tiện truyền thơng, các

trường hợp loại trừ tiếp nhận nguồn tài chính cho bầu cử …

+ Cạnh tranh giữa đại biểu trung ương và đại biểu địa phương. Như phần thực trạng đã phân tích, giữa hai nhóm đại biểu này có sự chênh lệch ưu thế khi tham gia ứng cử tại một đơn vị địa phương.

Giải pháp cho vấn đề này cần tập trung vào các nội dung sau:

Một là, trong thời gian trước mắt, cần quy định rõ trong pháp luật bầu cử các tỷ

lệ tối thiểu của một số cơ cấu: tỷ lệ đại biểu chuyên trách, đại biểu không phải là đảng viên, tỷ lệ tự ứng cử.

Hai là, xây dựng hai mẫu phiếu bầu cử (có thể quy định hai màu phiếu khác

nhau cho cử tri dễ phân biệt, đồng thời tiện giám sát việc bỏ phiếu của cử tri) cho đại diện của địa phương và đại diện của ngành, khối các cơ quan trung ương, đảm bảo tính hợp lý cho cơ cấu đại diện cũng như khắc phục những bất cập trong việc giới thiệu ứng cử viên của trung ương về các địa phương ứng cử như quy định hiện nay.

Ba là, tăng tỷ lệ cạnh tranh khi bầu cử bằng cách quy định các ĐBQH đương

nhiệm đồng thời là ứng cử viên của danh sách bầu cử khóa sau nếu có đủ điều kiện, có nguyện vọng tham gia khóa mới. Như vậy bên cạnh danh sách giới thiệu thông thường, chúng ta sẽ có thêm một tỷ lệ khơng nhỏ ứng cử viên, tăng sức cạnh tranh cho cuộc bầu cử. Đồng thời là động lực để các đại biểu nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu hướng tới trúng cử nhiệm kỳ sau, dần dần xây dựng Quốc hội mang tính chuyên nghiệp.

Bốn là, khôi phục quy định ứng cử viên được lựa chọn nơi ứng cử hoặc quy định

bốc thăm đơn vị ứng cử, đảm bảo công bằng cho các ứng cử viên tại mỗi đơn vị bầu cử. Tránh cách sắp xếp danh sách theo kiểu “quân xanh, quân đỏ”.

Năm là, áp dụng đơn vị bầu cử một đại diện, theo đa số hai vòng, đảm bảo tỷ lệ

đại diện trên số dân cư trong từng đơn vị bầu cử.

Hiện nay chúng ta đang áp dụng hình thức đơn vị bầu cử đa đại diện. Cơ chế này phát huy tác dụng trong trường hợp cần tổng hợp trí tuệ tập thể, khắc phục tạm thời những trường hợp khuyết thiếu đại diện trong một đơn vị bầu cử (đại biểu bị miễn nhiệm, bãi nhiệm). Tuy nhiên, hạn chế của phương thức này là các đại biểu nảy sinh tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, ỷ lại vào các đại diện khác. Pháp luật lại chưa có cơ chế phân cơng nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đại diện trong cùng một đơn vị bầu cử nên việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu chủ yếu dựa vào sự tự giác, năng lực của mỗi cá nhân.

Về phía cử tri, thời gian tiếp xúc với ứng cử viên (trước bầu cử) không nhiều, các phương thức vận động bầu cử cịn mang tính chung chung, gắn vào tập thể, khơng làm nổi trội vai trị cá nhân nên cử tri thường ít gắn kết, thậm chí khơng nhớ nổi tên đại biểu mà mình đã bầu. Việc tiếp xúc cử tri chủ yếu là đại cử tri, cử tri “chuyên nghiệp” do vậy mà việc lựa chọn bầu cử chủ yếu dựa vào tiểu sử các đại biểu được niêm yết, vào các thông tin trong đợt vận động, vào mối quan hệ quen biết, vào niềm tin, cảm tính của cử tri.

Do vậy, để giải quyết tình trạng này, cần nghiên cứu và chuyển sang phương thức đơn vị bầu cử một đại diện, tỷ lệ đại diện nên được xây dựng trên số dân, đảm bảo sự công bằng cho cử tri trong cả nước. Đồng thời với điều kiện của Việt Nam hiện nay, luận án kiến nghị không nên vội áp dụng phương pháp “cào bằng” ngay mà có tính đến các yếu tố địa lý, vùng miền, dân tộc nhưng không thể xây dựng một tỷ lệ quá mất cân đối đại diện như các nhiệm kỳ trước tại một số địa phương đã phân tích ở chương 3.

Khi tăng tỷ lệ cạnh tranh, việc bầu cử có thể tiến hành hai vịng nếu như tại vịng một, khơng có ứng cử viên nào đạt quá bán. Việc bầu vòng hai sẽ áp dụng đa số tương đối, tức là chỉ cần chọn ứng cử viên có số phiếu cao

nhất. Bầu cử hai vịng tuy có mất thời gian và kinh phí hơn so với cách làm hiện nay, nhưng đảm bảo tính đại diện cho Quốc hội, đồng thời cũng là những dịp sinh hoạt chính trị, nâng cao văn hóa pháp lý cho Nhân dân. Cử tri sẽ có thời gian “khoanh vùng” ứng cử viên, tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn chính xác. So với việc bầu “mù” chiếu lệ, hình thức (đi bầu vì thành tích thi đua của tổ dân phố, thơn, ấp) thì những chi phí mà chúng ta bỏ thêm ra là có ý nghĩa và hiệu quả trong việc nâng cao năng lực thực hành dân chủ của Nhân dân.

Thứ tư, tạo cơ chế cho người Việt Nam ở nước ngoài tham gia bầu cử ĐBQH.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn xác định phát huy sức mạnh toàn dân tộc là nguồn lực chủ yếu để đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ Đại hội VI đã xác định: “trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân lao động” [21, tr.29]. Đại hội VIII, IX tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân …” [27, tr.23]. Đại hội X nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, coi đây là một trong bốn thành tố của chủ đề Đại hội. Đại hội XI tiếp tục đường lối đã được khẳng định trong các nhiệm kỳ trước: “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, có cơ chế, pháp luật để Nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình” [28, tr.240]. Trong hệ thống các quyền chính trị, bầu cử là quyền thiêng liêng và quan trọng nhất khẳng định địa vị làm chủ, tư cách công dân. Với số lượng 4,5 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài [101], họ là số lượng khơng nhỏ và có quyền được tham gia vào các hoạt động chính trị của đất nước với tư cách công dân. Việc chúng ta sửa đổi Luật Quốc tịch, cho phép một bộ phận người Việt Nam giữ quốc tịch hoặc người nước ngoài nhập quốc tịch kéo theo những quyền, lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục là một bước tiến mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và cho thành lập các đơn vị

bầu cử cho người Việt Nam ở nước ngồi là việc có ý nghĩa về mặt chính trị, hồn thiện thêm một bước nữa bên cạnh các quyền dân sự đã có.

Thành lập đơn vị bầu cử cho người Việt Nam ở nước ngồi có hai cách: xây dựng đơn vị bầu cử ở nước ngoài và ghép các cơng dân ở nước ngồi vào các đơn vị bầu cử trong nước. Phương án một có ưu thế là cử tri và đại biểu giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các cử tri được tham gia sinh hoạt ở tất các các khâu trong quy trình bầu cử như giới thiệu ứng cử viên, tranh cử, vận động. Tuy nhiên việc xây dựng đơn vị bầu cử tại nước ngồi có sự phức tạp về mặt an ninh chính trị, khó khăn do địa bàn rộng trong q trình vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri; tốn kém chi phí và thường phải tiến hành bỏ phiếu sớm, đảm bảo an ninh trong quá trình chuyển phiếu về Hội đồng bầu cử để tiến hành kiểm phiếu.

Đối với phương án hai, ghép cử tri vào các đơn vi bầu cử trong nước, cử tri chỉ cần đăng ký tham gia bầu cử tại một đơn vị bầu cử mà họ giữ mối liên hệ gần gũi nhất như nơi sinh, nơi cư trú trước khi ra nước ngồi, nơi đang đóng góp vốn đầu tư kinh doanh, liên kết, nơi có cha, mẹ, vợ (chồng), con đang cư trú trong nước. Việc đăng ký, bỏ phiếu được thực hiện thông qua trang website của Hội đồng bầu cử với các mã số do Hội đồng bầu cử cấp khi lập danh sách cử tri (các kết quả bầu cử, hình thức bầu cử đối với nhóm người này sẽ được đề xuất thêm ở phần đa dạng hóa các hình thức bỏ phiếu). Tuy nhiên phương án này chỉ khả thi trong điều kiện cơ sở vật chất, mạng lưới kỹ thuật số, an ninh mạng đạt mức độ tiên tiến đảm bảo cho cử tri tham gia đối thoại, tiếp xúc cử tri trực tuyến cũng như hình thức bỏ phiếu điện tử.

Ở Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính đại diện Nhân dân, luận án kiến nghị thực hiện quyền bầu cử cho người Việt Nam sống ở nước ngồi. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Anh, Tiệp Khắc, Ba Lan, Philippin, … Phương án được đa số các nước thực hiện và có thể áp dụng ở Việt Nam chính là thành lập đơn vị bầu cử ở nước ngồi với các tổ bầu cử được phân chia theo lãnh thổ, khu vực (nơi tập trung đông Việt kiều) hoặc là từng quốc gia riêng biệt. Các cử tri

được tuyên truyền, hướng dẫn để thực hiện quyền bầu cử và tiến hành bỏ phiếu trực tiếp tại các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, hoặc bỏ phiếu qua bưu điện gửi đến các cơ quan ngoại giao của Việt Nam (khơng áp dụng hình thức này đối với cử tri trong nước). Ở đơn vị bầu cử tại nước ngoài, việc bỏ phiếu sẽ được tiến hành sớm (giống như khu vực huyện đảo đặc biệt trong nước), hòm phiếu được niêm phong và gửi về Hội đồng bầu cử trước ngày tổng tuyển cử chung của cả nước.

- Thứ năm, đổi mới phương thức vận động bầu cử và đa dạng hóa các hình thức

bỏ phiếu. Vận động bầu cử là hoạt động có vai trị ý nghĩa quan trọng trong việc giới thiệu quảng bá hình ảnh, năng lực của các ứng cử viên trước thềm bầu cử Quốc hội. Hiện nay, các hình thức vận động rất đa dạng, phổ biến là: tiếp xúc cử tri, gặp gỡ trao đổi, trả lời phỏng vấn, diễn thuyết, tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Đây khơng chỉ là kênh quan trọng cung cấp thông tin cho cử tri về các ứng cử viên mà quan trọng là thông qua mỗi dịp sinh hoạt chính trị cịn giúp họ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 133 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w