Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 135 - 145)

thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay

Một là, tiếp tục thực hiện, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, phí và an sinh xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện “khoan thư sức dân” qua chính sách thuế, phí và hệ thống chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế, phí trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài miễn giảm thuế nông nghiệp và thủy lợi phí, cần nghiên cứu mở rộng giảm thuế và phí cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ở nông thôn. Bởi, nông thôn nước ta địa bàn rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối lạc hậu; đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lợi nhuận thấp, rủi ro cao. Để thúc đẩy nông thôn phát triển không chỉ trông chờ vào nhà nước mà cần huy động đa dạng các nguồn lực xã hội. Miễn giảm thuế cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển ở nông thôn chính là hình thức “khoan thư sức dân” có hiệu quả để xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thứ hai, trong một vài năm lại đây, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm quá

trình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, do đó, cần điều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp. Tại buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp tại Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2014, hầu hết các doanh nghiệp đề nghị, Chính phủ cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20 xuống còn 18% để doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất. Đây là kiến nghị xác đáng cần được nghiên cứu thực hiện.

Thứ ba, tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách thuế và phí, ngăn

chặn có hiệu quả việc trốn thuế của các cá nhân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức chuyển giá “lãi thật lỗ giả”; rà soát bãi bỏ các loại “thuế chồng thuế”, “phí chồng phí”. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế.

Thứ tư, trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, cần quan tâm chú ý đến những nhóm yếu thế: công nhân, nông dân, người dân tộc thiểu số, những

người mất tư liệu sản xuất do bị hồi đất đai, giải phóng mặt bằng phục vụ cho công nghiệp hóa, đô thị thị hóa…thông qua các chính sách bảo hiểm, tín dụng. Mở rộng diện được tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân, hỗ trợ vay ưu đãi cho người nghèo thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Đặc biệt, trong xã hội đang diễn ra tình trạng phân hóa giàu nghèo, một bộ phận làm ăn bất chính, quan chức tham nhũng giàu lên nhanh chóng trong khi phần lớn những người lao động cuộc sống vô cùng khó khăn… những bất công đó không thể tạo ra sự đồng thuận xã hội. Do vậy, quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng khó khăn, giảm chênh lệch mức sống, thu nhập, trình độ phát triển giữa các giai cấp, vùng miền là cách để tăng cường đồng thuận xã hội.

Đồng thuận xã hội không phải được tạo ra bằng cách trưng lên những khẩu hiệu thật hay, thật kêu mà phải thông qua những chính sách cụ thể để mọi giai cấp, tầng lớp xã hội được thụ hưởng các thành quả phát triển công bằng. Phát huy truyền thống “khoan thư sức dân” là một phương thức hữu hiệu để xây dựng đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nguyên tắc cơ bản đó đã được hiến định gắn với cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, được thể hiện trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội gắn liền với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì:

Thứ nhất, trong nhà nước pháp quyền, các quan hệ xã hội cơ bản đều được

nhân và cộng đồng. Sự tôn trọng này trong nhà nước pháp quyền đã được quy định và bảo đảm thực thi bởi pháp luật. Quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, chính sách cứu trợ, ưu đãi xã hội, chính sách miễn giảm thuế, phí… phải được quy định, đảm bảo thực thi, thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Thứ hai, trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp, pháp luật giữ vị trí tối

thượng, mọi cá nhân, tổ chức đều phải nghiêm chỉnh thực hiện theo pháp luật: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” [44, tr.11]. Pháp luật là ý chí chung, mọi công dân đều tự giác nhận thức, thực hiện, lấy pháp luật làm cơ sở, tiêu chuẩn để hành động; khi đó, sự đồng thuận đã là đồng thuận tự giác.

Thứ ba, trong nhà nước pháp quyền, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy

đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Điều 12, Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” [44, tr.13]. Trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã ký kết nhiều điều ước, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Việt Nam nghiêm chỉnh thực thi các điều ước, tôn trọng các đối tác, các quốc gia khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa…; cùng hướng tới mục tiêu chung, hành động dựa trên những quy tắc chung mà các tổ chức quốc tế quy định đó chính là biểu hiện của đồng thuận xã hội.

Để phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội gắn với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần:

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là những luật

quy định về các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân; các quyền về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Ở nước ta, quyền tự do, bình đẳng tín ngưỡng,

tôn giáo được quy định trong Hiến pháp và đã được cụ thể hóa ở Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Quyền bình đẳng dân tộc cũng được quy định trong Hiến

pháp; do vậy, cần nghiên cứu ban hành luật dân tộc, tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện các quyền trên một cách cụ thể.

Thứ hai, cần nghiên cứu bổ sung Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về

người Việt Nam ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong đó, thừa nhận những quyền bình đẳng rộng rãi hơn của người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào trong nước. Đây là cơ sở pháp lý cho thực hành khoan dung trong bối cảnh hiện nay. Khi coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc, các cơ quan Nhà nước cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định sự bình đẳng của người Việt Nam ở nước ngoài như người Việt ở trong nước (các chính sách về thuế, phí, lệ phí; chính sách mua và sở hữu nhà, chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài…). Một ví dụ cụ thể: hiện nay nước ta đã thực hiện việc miễn visa cho công dân một số nước nhập cảnh vào Việt Nam, trong khi kiều bào được coi là “một bộ phận không tách rời của dân tộc” thì vẫn phải làm visa, mà thủ tục thì rất nhiêu khê. Điều này cho thấy, chính sách cụ thể quy định quyền bình đẳng của người Việt Nam ở nước ngoài chưa được thực hiện một cách đồng bộ, thông suốt.

Thứ ba, nâng cao ý thức pháp luật để các cơ quan nhà nước và mọi

công dân tự giác thực hiện pháp luật, qua đó, tự giác thực hiện khoan dung, xây dựng đồng thuận xã hội. Muốn vậy, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường và xã hội.

Thứ tư, thực tế cho thấy, những vấn đề thông qua bàn bạc, thảo luận đã

đi đến thống nhất thì tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội. Dó đó, cần mở rộng, đa dạng hóa các “kênh”, diễn đàn để người dân có thêm nhiều môi trường, cơ hội để tranh luận, thảo luận, nhất là những vấn đề hệ trọng của đất nước. Hội đồng lý luận Trung ương, cơ quan Dân nguyện của Quốc hội, Ủy

ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải là các cơ quan đóng vai trò trung tâm trong tham mưu, tổ chức các hoạt động tranh luận, thảo luận.

Thứ năm, cần thiết phải thể chế hóa nội dung các công ước quốc tế có

liên quan đến khoan dung mà nước ta đã phê chuẩn thành các chuẩn mực pháp lý để mọi người dân, các cơ quan nhà nước biết và nghiêm túc thực hiện.

Thứ sáu, nghiên cứu việc ban hành quy định giới thiệu đại diện người

Việt Nam ở nước ngoài tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Thực hiện việc này, Quốc hội vừa nắm được tâm tư, nguyện vọng của bà con Việt kiều, vừa thay đổi quan niệm, cách nhìn của bà con về Nhà nước, chế độ ta hiện nay; qua đó, tăng cường đồng thuận xã hội.

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, chú trọng các biện pháp khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, thực hiện có hiệu quả hình thức phân phối qua phúc lợi xã hội.

Ba là, tiếp tục thực hành, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức thể hiện quyền tự do, bình

đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là điều kiện cơ bản để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Sự sáng tạo của nhân dân, quyền lực của nhân dân và sự bình đẳng, tự do của cá nhân là cơ sở lý luận, thực tiễn của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên quan điểm quyền lực nhân dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đặt ra nhiệm vụ phấn đấu để mọi thành viên trong xã hội đều tham gia vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa ghi nhận toàn bộ các quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, quyền nghỉ ngơi và học hành... Nhà nước

xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho tất cả công dân được hưởng những quyền đó; tạo cho công dân những khả năng rộng rãi để bày tỏ nguyện vọng và trình bày những ý kiến của mình về những vấn đề của đời sống xã hội.

Thực hành dân chủ là một phương thức hữu hiệu để xác lập đồng thuận xã hội, đồng thời, thực hành dân chủ là một yêu cầu tất yếu của khoan dung. Khoan dung, đồng thuận gắn với dân chủ, vì khoan dung gắn với sự tôn trọng các quyền của cá nhân và cộng đồng mà các quyền này có liên hệ mật thiết với chế độ dân chủ. Trong giai đoạn phong kiến, đồng thuận xã hội có thể xuất phát từ mệnh lệnh hành chính, từ sự tự giác nhận thức bổn phận đạo đức, trách nhiệm cá nhân. Ví dụ, khi đất nước bị xâm lăng, giai cấp cầm quyền hoặc một cá nhân phất cờ khởi nghĩa có thể quy tụ được đông đảo nhân dân đồng lòng ủng hộ đánh giặc cứu nước. Sự đồng lòng này chính là sự tự nhận thức trách nhiệm đạo đức cá nhân với vận mệnh đất nước. Trong giai đoạn hiện tại, đồng thuận xã hội được xác lập trên cơ sở có sự bàn bạc, thảo luận để đi đến sự đồng ý, thống nhất. Muốn vậy, phải phát huy dân chủ, phải làm cho người dân có quyền, cơ hội thực sự để tham gia vào quá trình bàn bạc, thảo luận đó. Như vậy, dân chủ là nền tảng của đồng thuận, đồng thuận là kết quả của quá trình phát huy dân chủ. Có phát huy dân chủ thực sự mới có sự đồng thuận thực sự, có đồng thuận thực sự mới xây dựng được khối đại đoàn kết thực sự vào tạo ra sức mạnh của dân tộc.

Để phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội gắn với thực hành, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần:

Thứ nhất, có quy định cụ thể về cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến, kiến

nghị của nhân dân, không để góp ý của nhân dân trở thành “đá ném ao bèo”, nhất là ý kiến với những dự thảo văn kiện quan trọng (Văn kiện Đảng, dự thảo luật).

Thứ hai, các quyền tự do dân chủ được quy định trong Hiến pháp 2013

phải được luật hóa để người dân dễ dàng hưởng các quyền đó. Ví dụ: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…(điều 25, Hiến pháp 2013), chỉ khi các quyền đó được thực hiện hiệu quả, mọi cá nhân đều có quyền trình bày quan điểm của mình, khi đó mới tạo ra sự đồng thuận.

Thứ ba, trong giai đoạn hiện tại, sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của

nhân dân không chỉ được thực hiện trực tiếp ở từng cá nhân riêng lẻ mà còn được thể hiện qua các tổ chức, hội, đoàn thể mà cá nhân đó là thành viên. Do vậy, luật hóa quyền tự do lập hội của công dân cũng là một phương thức vừa thực hiện khoan dung, vừa nhằm xây dựng đồng thuận xã hội. Bởi, mỗi cá nhân có nhu cầu thực thụ tham gia các hội, đoàn thể; mỗi hội, đoàn thể dựa trên những đặc thù riêng biệt của nhóm cá nhân, Nhà nước tôn trọng các nhu cầu chính đáng của công dân, tôn trọng tính đặc thù của mỗi hội, đoàn thể đó chính là biểu hiện của khoan dung. Các cá nhân thông qua các hội, đoàn thể của mình đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước; tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách đó chính là biểu hiện của sự đồng thuận.

Thứ tư, thực tế cho thấy, những vấn đề đã mang ra bàn bạc, thảo luận

dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi; nếu được nhân dân đồng tình, vấn đề đó sẽ nhận được sự đồng thuận cao (ví như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua). Do vậy, để nâng cao chất lượng đồng thuận xã hội, cần mở rộng các hình

thức dân chủ trực tiếp, luật hóa những vấn đề hệ trọng, bắt buộc phải lấy ý kiến nhân dân trước khi Nhà nước thông qua luật, chính sách – sự cần thiết phải có luật trưng cầu dân ý.

Thứ năm, trong hòa giải, hòa hợp dân tộc, cần có các biện pháp đối

thoại phù hợp để vận động bà con người Việt ở nước ngoài; những người còn có ý kiến khác nhau; người thuộc các giai cấp, thành phần xã hội đối lập trước đây cùng hiểu chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay để thực hiện. Phải coi hòa

giải, hòa hợp dân tộc là một động lực cho sự phát triển đất nước chứ không phải một sách lược có tính chất tạm thời.

Thứ sáu, ở nước ta, để mở rộng, nâng cao chất lượng thực hành dân chủ

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 135 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w