Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hộ

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 131 - 135)

dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội

Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích làm thay đổi thái độ, suy nghĩ, tâm lý; qua đó, định hướng hành động cho quần chúng theo chiều hướng có lợi cho chủ thể tuyên truyền. Tuyên truyền được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: báo chí, truyền hình, điện ảnh, văn học, nghệ thuật, giáo dục… So với các hình thức khác, tuyên truyền cho hiệu quả cao vì cùng một nội dung, trong một thời gian có thể tác động đến nhiều đối tượng. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự đa dạng của các hình thức, sự mở rộng của không gian, điều này càng làm tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền. Ngoài các hình thức truyền thống, xuất hiện các hình thức mới như tuyên truyền qua công nghệ kỹ thuật số, mạng internet…

Ở nước ta hiện nay, để nâng cao chất lượng khoan dung, qua đó nâng cao chất lượng đồng thuận xã hội cần thực hiện tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân truyền thống khoan dung, đồng thuận; tác dụng của chúng đối với sự phát triển của đất nước; qua đó, khơi dậy ý thức thực hiện khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội.

Về hình thức tuyên truyền, chúng tôi cho rằng cần thực hiện đa dạng các hình thức, nhưng chú trọng các hình thức có mức độ ảnh hưởng ở phạm vi rộng và dễ đi vào lòng người, như: phát thanh, truyền hình. Vì, không phải ai cũng thường xuyên được đến trường, ai cũng có thời gian và điều kiện để đọc sách, xem phim… nhưng đại đa số người Việt Nam hàng ngày đều nghe đài, xem ti vi; do đó, đây là kênh đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, trên truyền hình Việt Nam có một số chương trình có tác dụng tuyên truyền, giáo dục lòng khoan dung khá hiệu quả, ví như chương trình: “Sống đẹp”, “Danh ngôn cuộc sống” (phát sóng trên kênh truyền hình VTV1 vào 20h và VTV3 vào 22h mỗi ngày).

Mặc dù mỗi buổi phát sóng chỉ diễn ra khoảng 1 đến 2 phút, nói về một câu chuyện, ẩn dấu đằng sau đó là bài học về lòng khoan dung. Hình thức thực hiện khá sinh động, cuốn hút người xem, nhất là thiếu nhi. Đây là một biện pháp tuyên truyền rất hữu hiệu cần được phát huy, nhân rộng.

Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2014, việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam đã bị các tầng lớp nhân dân Việt Nam phản đối quyết liệt, bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, một vài hành động thái quá mang tính bạo lực, tấn công cả doanh nghiệp, doanh nhân, công nhân Trung Quốc đang làm ăn tại Việt Nam. Trước thực trạng đó, các mạng viễn thông di động đã phát đi Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cuộc đấu tranh phải phù hợp với pháp luật, không sử dụng bạo lực đối với doanh nhân, công nhân lao động Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng, đây là một hình thức tuyên truyền mới có hiệu quả cao – tuyên truyền qua tin nhắn điện thoại. Bởi ở Việt Nam hiện nay, đã có hơn 60 triệu

thuê bao điện thoại, thành phần sử dụng hầu hết là giới trẻ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên… nếu mỗi người đều được nhắc nhở về thái độ khoan dung như vậy sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực trong thực hành khoan dung. Cả nước đồng lòng lên án Trung Quốc, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Ngoài ra, thông qua các tổ chức quần chúng tiến hành các hoạt động tuyên truyền trong nhân dân về lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, yêu thương, hòa hợp trong từng gia đình, làng xóm, đường phố, trong các cơ quan, đoàn thể để nhân lên sức mạnh cộng đồng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Với thế hệ trẻ, tổ chức các buổi tọa đàm, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, chú trọng tăng cường các bài học về chủ đề hiểu biết quốc

tế, sự đa dạng các nền văn hóa là điều cần thiết nhằm giúp họ tránh tư tưởng dân tộc cực đoan hoặc tự ti dân tộc.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, ngoài thực hiện thông tin tuyên truyền đối nội; cần mở rộng tuyên truyền đối ngoại, chủ động giới thiệu, truyền bá truyền thống khoan dung, đồng thuận của dân tộc Việt Nam ra bạn bè quốc tế. Hiện nay, kênh truyền hình VTV4 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng có tác dụng tích cực trong tuyên truyền truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc, chủ trương đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước với bà con Việt kiều, nhất là với các thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba.

Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam sẵn sàng học hỏi, tiếp thu các giá trị, kinh nghiệm thực hiện khoan dung nhằm xây dựng đồng thuận xã hội của các quốc gia, dân tộc. Cũng với sự kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải, nhờ mở rộng thông tin tuyên truyền quốc tế mà Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các quốc gia, tổ chức yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Việt Nam đã cho thế giới thấy, trong khi chúng ta sử dụng hợp pháp các biện pháp hòa bình trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết thì Trung Quốc hung hăng sử dụng, đe dọa sử dụng các biện pháp bạo lực.

Giáo dục là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, thông qua nội dung giáo dục mà tác động đến tâm tư, tình cảm làm thay đổi thái độ, hành vi của người được giáo dục. Giáo dục có vai trò quan trọng trong bồi dưỡng lòng khoan dung vì: trên phương diện chính trị, những giá trị, yêu cầu của khoan dung có thể luật hóa, trở thành các quy định bắt buộc (ví như các quy định về quyền tự do cá nhân, tự do, tín ngưỡng tôn giáo, bình đẳng dân tộc...). Nhưng trên phương diện đạo đức, nhiều giá trị khoan dung không thể luật hóa, do đó không thể cưỡng chế thực hiện mà nó phải là các hành vi tự giác. Giáo dục là con đường tốt nhất để những yêu cầu khoan dung được mỗi cá nhân tự nguyện thực hiện.

Bản thân Liên hợp quốc khi thực hiện chương trình tăng cường lòng khoan dung cũng đề xuất biện pháp đầu tiên là giáo dục. Ngày 16 tháng 11 năm 2011, kỷ niệm 16 năm ngày ban hành Tuyên bố các nguyên tắc về khoan

dung, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc đã đề xuất các giải pháp

nhằm thúc đẩy tinh thần khoan dung. Một trong những giải pháp cơ bản được đưa ra là tăng cường giáo dục lòng khoan dung, nhất là cho thế hệ trẻ. Trong thông điệp nhân ngày này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-moon đã kêu gọi cộng đồng thế giới tôn trọng sự đa dạng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử và nỗ lực tăng cường giáo dục các quyền con người. Ông cho rằng: “Thực hành khoan dung là liều thuốc hóa giải mọi thành kiến và lòng hận thù”. Còn Tổng giám đốc tổ chức UNESCO, bà Irina Bokova, cho rằng: “Chìa khóa của khoan dung chủ động là một nền giáo dục tốt để mọi cá nhân có thể tham gia tranh luận rộng rãi, lắng nghe và hòa nhập các quan điểm khác nhau” [57]. Trên tinh thần đó, ngày 18 tháng 1 năm 2012, UNESCO đã phát động chương trình giáo dục lòng khoan dung với tên gọi “Giáo dục sự

tôn trọng mọi người” với mong muốn nâng cao nhận thức nhằm chống lại nạn

phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo.

Hình thức giáo dục, cần chú ý phát triển cả ba loại hình: giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Nội dung giáo dục, giáo dục lòng khoan dung gắn với nhân ái, vị tha, yêu thương con người và đồng loại. Ở nước ta hiện nay, cần thiết phải rà soát lại nội dung giáo dục để kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh, loại bỏ các nội dung không phản ánh đúng tính khoan dung trong chương trình giáo dục. Trong thời gian qua, dư luận xã hội diễn ra sự tranh luận về giảng dạy chuyện Tấm cám trong nhà trường. Bởi kết thúc câu chuyện là hành vi bất khoan dung (hành vi trả thù tàn ác của cô Tấm với mẹ con cô Cám). Chúng tôi cho rằng, ở một mức độ hiểu biết nhất định, sẽ nhận thức được cơ sở xã hội, văn hóa, tín ngưỡng hình thành nội dung cốt chuyện; dụng

ý sâu xa trong triết lý nhân sinh của câu chuyện (quan hệ nhân quả - “ở hiền gặp lành, ở dữ gặp ác” - ảnh hưởng luân lý Phật giáo…), nhưng với học sinh phổ thông, chưa đủ hiểu biết để tự giác nhận thức như vậy, cho nên nội dung giáo dục này cần đặt ở tầm cao hơn.

Ngoài ra, nêu gương cũng là một hình thức giáo dục, trong gia đình ông bà, cha mẹ làm gương cho con cháu; trong nhà trường, thầy cô làm gương cho học trò; trong xã hội người có uy tín, vị trí xã hội cao làm gương cho các tầng lớp nhân dân về tinh thần khoan dung, đồng thuận. Trong đó, phương diện đạo đức của khoan dung cần thực hiện thông qua sự nêu gương của ông bà, thầy cô còn phương diện chính trị của khoan dung cần thực hiện thông qua những người có địa vị trong xã hội. Một người có uy tín, địa vị xã hội cao nếu có lòng khoan dung, thực hành khoan dung sẽ có sự ảnh hưởng và mức độ lan tỏa sâu, rộng trong xã hội.

Trong thời điểm hiện tại, khi Đảng ta đang thực hiện cuộc vận động

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc giáo dục tấm

gương về lòng khoan dung Hồ Chí Minh cũng có giá trị tích cực trong việc hình thành đạo đức khoan dung trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, cần làm rõ nội dung và những bài học về thực hiện khoan dung nhằm xây dựng đồng thuận xã hội trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người để mỗi người trong xã hội, tùy vị trí làm việc của mình mà noi theo.

Giáo dục đa văn hóa là bài học mà nhiều quốc gia đã thực hiện thành công, có thể coi là những ví dụ điển hình để chúng ta học tập.

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 131 - 135)