CƯỜNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Một số quan điểm cơ bản phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay
Một là, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia khi thực hiện chính sách khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận trong quan hệ quốc tế
Hội nhập quốc tế là khái niệm phản ánh sự tham gia vào đời sống quốc tế của một quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, tham gia hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan đối với các nước, trong đó có nước ta. Hội nhập quốc tế có tính hai mặt: nó vừa tạo ra những khả năng tích cực cho sự phát triển; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Ở Việt Nam, khái niệm “hội nhập quốc tế” lần đầu được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Tuy nhiên, khi đó, “hội nhập quốc tế” chỉ trong khuôn khổ kinh tế - “hội nhập
kinh tế quốc tế”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta nêu quan
không chỉ trong giới hạn kinh tế, mà mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Tham gia hội nhập quốc tế, nước ta buộc phải tôn trọng các cam kết quốc tế đã ký kết; các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác. Nhưng, chúng ta cũng kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia: “bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” [28, tr.664]. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nhập quốc tế phải: “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [27, tr.236]. Tham gia vào quá trình đó, Việt Nam kiên quyết đấu tranh, bảo vệ các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa, thực hiện khoan dung, đồng thuận trong quan hệ quốc tế phải theo tinh thần: “độc lập và chủ quyền quốc gia, tự do và hạnh phúc của đồng bào, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Xa rời những thước đo ấy, vi phạm thước đo ấy sẽ rơi vào một thứ khoan dung tiêu cực, lẫn lộn phải trái, đảo lộn trắng đen, không thể chấp nhận” [89].
Gần đây, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm: “luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng, phát triển đất nước… nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình, tận dụng mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình một cách hòa bình” nhưng phải trên cơ sở: “đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” [46]. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc không chỉ riêng với Đảng, Chính phủ mà là toàn thể dân tộc Việt Nam.
Hai là, giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội
Giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: giữ vững quyền làm chủ đất nước thuộc về nhân dân; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện thắng lợi mục tiêu: “hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Tất cả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khoan dung, đồng thuận xã hội phải đảm bảo nguyên tắc đó. Các quan điểm trong chính sách đối ngoại như: “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”; các quan điểm trong chính sách đối nội: “khoan thư sức dân”, tôn trọng các đặc điểm dân tộc, tôn giáo, “xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau”… mục tiêu cuối cùng cũng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi những mục tiêu như trên.
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch đã và đang dùng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, một trong những hình thức họ sử dụng là tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Để đạt mục tiêu đó, họ tuyên truyền các quan điểm bất khoan dung như: tuyệt đối hóa sự khác biệt, khơi lại những vấn đề quá khứ nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo với Đảng, Nhà nước hoặc giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau; giữa người trong Đảng và người ngoài Đảng; giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đồng bào, chính quyền trong nước; họ đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng… Do vậy, “nguyên tắc cơ bản của tinh thần khoan dung Việt Nam là độc lập, chủ quyền của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, …Tuyệt đối không mơ hồ, lẫn lộn và thụ động chấp nhận quan điểm về một thứ “khoan dung” vô nguyên tắc, xóa nhòa ranh giới giai cấp, lẫn lộn tư tưởng “đa nguyên chính trị”, tiếp thu xô bồ những
quan điểm, lối sống, văn hóa xa lạ với truyền thống đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam” [13, tr.382-383].
Ba là, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội với mục tiêu phát huy tối đa sức mạnh của cả dân tộc, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Khoan dung, đồng thuận xã hội không có mục đích tự thân mà nó phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền; nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Trong lịch sử cũng như hiện tại, thực hiện khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội với mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm bảo vệ, phát triển đất nước. Do vậy, việc phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay cuối cùng cũng phải vì mục tiêu phát triển của đất nước. Lấy mục tiêu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân làm thước đo, tiêu chuẩn cao nhất để kiểm nghiệm tính hiệu quả của phát huy truyền thống khoan dung, tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, Đảng ta nêu mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [27, tr.103]. Cùng với các giải pháp về kinh tế, đồng bộ thực hiện các giải pháp về chính trị, xã hội, tư tưởng cũng nhằm đạt mục tiêu đó.
Trong một đất nước có nhiều dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp với những đặc điểm, lợi ích khác nhau, việc xây dựng đồng thuận xã hội nhằm thống nhất các giai cấp, dân tộc, tôn giáo thành một khối thống nhất, tất yếu phải thực hành khoan dung. Mặt khác, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cạnh tranh gay gắt, trong khi thực lực nước ta còn hạn chế. Do vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không chỉ các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong nước mà cả đông đảo bà con người Việt Nam ở nước ngoài. Mục tiêu của khoan dung nhằm xây dựng đồng thuận xã hội, đồng thuận xã hội để thực hiện đoàn kết xã hội; qua đó, tạo ra sức mạnh tổng hợp của dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trước mắt đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bốn là, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội phải được xem là một nhân tố trong “sức mạnh mềm” tạo nên sức mạnh tổng hợp Việt Nam
"Sức mạnh mềm" (soft power) là một khái niệm mới do giáo sư Joseph Nye, nguyên Hiệu trưởng trường J.Kennedy thuộc đại học Haward (Hoa Kỳ) đề ra năm 1990. Trong lý thuyết của mình, ông đã chia sức mạnh tổng hợp quốc gia thành hai loại: "sức mạnh cứng" và "sức mạnh mềm". "Sức mạnh cứng" được hiểu là tổng thể các yếu tố chiếm vị trí chi phối, bao gồm tài nguyên cơ bản (như diện tích đất đai, dân số, tài nguyên tự nhiên), sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sức mạnh khoa học – công nghệ. Còn "sức
mạnh mềm" là sức hội tụ, lôi cuốn, hấp dẫn quốc gia thông qua văn hóa; là
khả năng để người khác làm theo ý muốn của mình một cách tự nguyện. Theo ông, “sức mạnh mềm” được tạo bởi ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách quốc gia [96].
Những năm gần đây, khái niệm "sức mạnh mềm" đã được chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu và các nhà hoạt động chính trị. Bởi, nó thể hiện một tư tưởng mới, không dựa vào sức mạnh quân sự, chính trị mà dựa vào văn hóa để thể hiện sức mạnh quốc gia. Trong một cuộc trả lời trực tuyến do báo Vietnamnet tổ chức ngày 16 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội, bản thân ông J.Nye đã cho rằng: “Việt Nam có nhiều điểm thu hút các quốc gia khác: sự nổi danh từ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự chuyển đổi thành công trở thành một nền kinh tế bùng nổ…” [96], đó là những biểu hiện sức mạnh mềm Việt Nam trong thế giới đương đại.
Nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam ta thấy, ngay từ thế kỷ XV, trong bài Cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. “Nền văn hiến” chính là “sức mạnh mềm” tạo nên sức mạnh tổng hợp Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta cho rằng: “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…” [32, tr.56], đó là bản sắc văn hóa Việt Nam; những giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Những giá trị ấy đang góp phần tạo nên sức mạnh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, trong lịch sử, dù bị ngoại bang xâm lược, giày xéo, đô hộ nhưng khi kết thúc chiến tranh, chúng ta sẵn sàng tha thứ, thiết lập quan hệ bang giao. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, quân sự; phát huy truyền thống khoan dung, tăng cường đồng thuận xã hội phải được xem là
những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2014, trong khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh hải, hung hăng sử dụng bạo lực khiêu khích, tấn công các lực lượng bảo vệ pháp luật Việt Nam; thì Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tính chính nghĩa, truyền thống yêu chuộng hòa bình là sức mạnh mềm tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta hiện nay.
Năm là, quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc trong vận dụng và phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần thấy rằng
nguyên nhân sâu xa của cả khoan dung, đồng thuận xã hội từ các quan hệ lợi ích. Khi lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, quốc gia… chưa được giải quyết hài hòa thì không thể xây dựng được đồng thuận xã hội, cả trong quan hệ đối nội và quan hệ đối ngoại.
Thứ hai, khoan dung, đồng thuận không phải là những giá trị nhất
thành bất biến, mà nó cần được nhận thức, vận dụng, phát triển theo sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Do vậy, việc phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay cũng cần được phát triển phù hợp với đặc điểm, yêu cầu cụ thể của đất nước và thời đại. Trong thực tế, cần tránh hai khuynh hướng hoặc là sao chép máy móc, hoặc là phủ định sạch trơn bài học lịch sử.
Thứ ba, cần nhận thức rằng, trong xã hội còn tồn tại các giai cấp, dân
tộc, tôn giáo, nhóm lợi ích khác nhau thì sẽ không bao giờ có đồng thuận trên mọi lĩnh vực, và càng không có đồng thuận tuyệt đối. Do đó, về nguyên tắc, cần nâng cao đồng thuận tối đa, chấp nhận bất đồng ở mức tối thiểu.
Thứ tư, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng
thuận xã hội là một quá trình, do đó, không thể nôn nóng, vội vàng mà cần bình tĩnh thực hiện nguyên nguyên tắc “cầu đồng, tồn dị”, phát huy tối đa những điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác biệt; lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm tương đồng lớn nhất để đoàn kết, thống nhất dân tộc. Đối với những vấn đề còn mâu thuẫn, khác biệt, tuyệt đối không sử dụng các hình thức áp đặt hay triệt thoái tư tưởng, mà cần thực hiện đối thoại; thông qua đối thoại, các bên từng bước đi đến thống nhất những nhận thức, cách thức giải quyết chung. Biện pháp xây dựng đồng thuận là: từng bước chuyển hóa những mâu thuẫn lớn thành mâu thuẫn nhỏ, từ mâu thuẫn sang khác biệt, từ khác biệt sang đồng thuận, từ đồng thuận đến thống nhất.
Thứ năm, phát huy truyền thống khoan dung, tăng cường đồng thuận xã
hội xuất phát từ mỗi người dân, mỗi giai cấp, dân tộc, tôn giáo, cộng đồng dân cư. Nhưng, quan trọng nhất, quyết định nhất là từ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bởi, đường lối, chính sách có phạm vi ảnh hưởng rộng, mức độ ảnh hưởng sâu sắc nhất. Ở Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, sự gương mẫu trong Đảng về khoan dung, đồng thuận là tấm gương có sức lan tỏa lớn trong toàn xã hội. Những biểu hiện của bất khoan dung, bất đồng trong nội bộ Đảng thường kéo theo những hệ lụy, sự ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.