là bài học xuyên suốt trong lịch sử dân tộc nhưng trong bối cảnh mới, điều kiện mới, chính sách đó cũng đặt ra những yêu cầu, cách thức thực hiện mới. Xuất phát từ thực tế của đất nước và quốc tế để thực hiện chính sách khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội chứ không phải là sự sao chép máy móc bài học từ lịch sử.
3.3. Một số vấn đề đang đặt ra hiện nay trong phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội
Một là, những yêu cầu cao của phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội trong khi nhận thức về khoan dung của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều phiến diện.
Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế đòi hỏi tất yếu nước ta phải tạo lập được đồng thuận xã hội để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia. Muốn vậy phải thực hành khoan dung, phải: “xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa khoan dung…” [27, tr.240]. Khoan dung từ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cả từ các tầng lớp nhân dân. Nhưng, thực tế hiện nay, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về khoan dung còn mang tính phiến diện. Biểu hiện cụ thể là, trong cách hiểu thông thường, trong các từ điển, khoan dung chủ yếu được hiểu, giải thích là thái độ “rộng lượng của kẻ trên với người dưới”, là “tha thứ cho người mắc lỗi lầm”. Trong nhiều trường hợp, nhận thức như vậy, không những không tạo ra đồng thuận, đoàn kết, trái lại còn gây ra mâu thuẫn, bất đồng. Ví dụ, đối với một bộ phận bà con người Việt Nam vì lý do lịch sử, ra nước ngoài (sau sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng Tư năm 1975), nếu hiểu và thực hiện khoan dung theo tinh thần ấy thì không những không tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận, không xây dựng được đại đoàn kết toàn dân tộc mà ngược lại. Hoặc hiện nay, trong nhân dân, một số người có quan điểm về con đường phát triển đất nước không trùng hợp hoàn toàn với quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước. Nếu hiểu khoan dung là “tha thứ” cho họ để xây dựng đồng thuận xã hội thì tất yếu cũng không có đồng thuận. Bởi họ không phải là người có lỗi để cần được tha thứ.
Trong quan hệ đối ngoại, nhận thức về truyền thống khoan dung cũng tương tự, khoan dung chủ yếu được hiểu là “tha thứ cho giặc ngoại xâm khi
chúng đã quy hàng. Nếu trong quan hệ quốc tế, ở tầm quốc gia, trong quan hệ
với các nước trước đây đã từng là kẻ thù xâm lược, khoan dung được hiểu như vậy cũng tất yếu không thể tạo ra sự đồng thuận, sự hợp tác.
Từ đó cho thấy, những nhận thức phiến diện về khoan dung trên đây đang là lực cản cho các nỗ lực xây dựng đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay.
Hai là, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội trong quan hệ quốc tế với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia hiện nay
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là yêu cầu khách quan của nước ta. Tham gia vào quá trình đó, nước ta vừa phải thực hành khoan dung, đồng thuận, một số vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia như:
Trên phương diện kinh tế: tham gia quá trình toàn cầu hóa, nước ta phải chấp nhận (đồng thuận) những quy định, “luật chơi” do các tổ chức kinh tế quốc tế quy định; nhiều trong số đó đã được xác lập trước khi nước ta trở thành thành viên. Trong khi: “cái có ý nghĩa mang tính nguyên tắc là các dân tộc và các quốc gia không được chuẩn bị như nhau cho việc tiếp cận với hệ thống thế giới mở cửa, đang toàn cầu hóa, khác nhau đáng kể về tiềm năng kinh tế” [51, tr.459-460]. Thực tế cho thấy, tham gia vào toàn cầu hóa làm giảm sút năng lực kiểm soát tín dụng, tiền tệ và ngân sách của nhà nước. Các lý thuyết kinh điển về nhà nước đều cho rằng, tài chính là một trụ đỡ quan trọng quyết định sự tồn vong của nhà nước dân tộc (theo lý thuyết Bretton Wood, nhà nước phải có toàn quyền ấn định tỷ giá hối đoái, đặc quyền phát hành tiền tệ và năng lực nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ hành chính bằng thuế). Tất cả những cái đó đang bị thay thế bởi những yếu tố mới như: hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và mậu dịch bằng các hiệp ước khu vực hay đa phương... Ngoài ra, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa,
nền kinh tế cũng dễ phải gánh chịu những cơn khủng hoảng tài chính mà nguyên nhân chủ yếu là do tự do hóa các luồng vốn đầu tư. Trong khi khả năng can thiệp của chính phủ là rất hạn chế, một mặt do tính chất quốc tế của vấn đề, mặt khác do các quy định nghiêm ngặt của các quy định quốc tế. Từ đó cho thấy, hội nhập quốc tế đang đặt ra rất nhiều thách thức cho bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên lĩnh vực kinh tế.
Trên phương diện chính trị: thực hiện khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội trong quan hệ quốc tế đối với nước ta cũng gặp một số thách thức sau: thứ nhất, vấn đề bảo vệ sự độc lập về con đường phát triển đất nước trước áp lực của các tổ chức chính trị phản động bên ngoài, cái nhìn định kiến về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản của một số quốc gia, tổ chức quốc tế.
Thứ hai, sự can thiệp của các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội
toàn cầu đối với các vấn đề dân chủ, nhân quyền dưới danh nghĩa các giá trị con người phổ quát, nhằm đẩy các vấn đề có tính chất nội bộ quốc gia thành vấn đề quốc tế. Thứ ba, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa Đác uyn xã hội”. Thứ tư, trong những năm gần đây, trên thế giới xuất hiện các biểu hiện “đồng thuận của kẻ mạnh”, đó là trường hợp một vài quốc gia có vị thế ưu trội về kinh tế,
chính trị, quân sự cùng nhau thỏa thuận can thiệp, thậm chí tấn công vào một quốc gia có chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế; hoặc, dùng các biện pháp về kinh tế nhằm bao vây, cấm vận, cô lập những quốc gia yếu hơn nhằm mục tiêu tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng để thay đổi thể chế chính trị tại quốc gia khác. Đã có ý kiến cảnh báo rằng: “…những kẻ bảo vệ triệt để nhất thế giới toàn cầu, tuyên truyền cho xã hội mở, thống nhất, không có ranh giới và hàng rào ngăn cách là những nước hùng mạnh và phát triển nhất. Bởi họ nhận thấy khả năng làm suy yếu các quốc gia có chủ quyền làm cơ sở cho sự bành trướng kinh tế, chính trị, văn hóa…Họ coi toàn cầu hóa như một không gian chọn lọc tự nhiên, mở rộng địa bàn như mở rộng không gian sinh tồn cho dân
tộc mình. Những quốc gia, dân tộc, chính phủ cầm quyền kém thích nghi sẽ bị đào thải theo quy luật tự nhiên sinh học” [51, tr.340].
Trên phương diện văn hóa, xã hội: trong hội nhập quốc tế, về mặt hình thức, các nền văn hóa đều bình đẳng và được tôn trọng. Nhưng, với sức mạnh công nghệ vượt trội, văn hóa phương Tây đang có biểu hiện lấn át các nền văn hóa khác, “xâm lăng văn hóa” là một thuật ngữ được nhắc tới, được cảnh báo đối với các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta. Ngoài ra, những vấn đề xã hội như thất nghiệp, di dân, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Bởi, hội nhập quốc tế làm cho sản phẩm hàng hóa phải cạnh tranh quốc tế, trong khi các năng lực về vốn, khoa học công nghệ của nước ta lạc hậu; mặt khác, hội nhập quốc tế bắt buộc nước ta phải mở cửa thị trường, trong đó có thị trường lao động trong khi thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của nước ta thấp…đó là những nguy cơ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, di dân. Khi nghiên cứu về vấn đề này, có tác giả đã cảnh báo: “Dưới áp lực của toàn cầu hóa, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày một gia tăng, bất chấp nỗ lực của các chính phủ. Toàn cầu hóa đang đẩy hàng triệu người đến chỗ thất nghiệp, phá vỡ những phương thức sinh sống của họ, trực tiếp hay gián tiếp tạo ra những dòng di cư, sự tàn phá môi trường thiên nhiên ở các nước thứ ba. Nó tạo cơ hội cho giới đầu cơ và gieo dắt sự khốn cùng cho người lao động: ngân sách giáo dục và y tế bị cắt giảm để trả nợ khiến hàng triệu trẻ em thất học, hàng triệu người mất việc làm, đồng lương thực tế suy giảm, cấu trúc gia đình phá vỡ, sự mất ổn định xã hội kèm theo tội phạm và bạo lực gia tăng” [150, tr.103]
Mặt khác, trong quan hệ quốc tế hiện nay, cộng đồng quốc tế chưa có các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý kịp thời, thích đáng các hành vi bất khoan dung; tuyên truyền, lôi kéo, kích động tư tưởng, hành vi bất khoan dung nhằm gây mâu thuẫn, chia rẽ, bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc.
Như vậy, thực hành khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội trong mở rộng quan hệ quốc tế đối với nước ta là một tất yếu nhưng nó cũng đặt ra rất nhiều vấn đề trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia hiện nay.
Ba là, phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội với những cá nhân, tổ chức có quan điểm khác nhau về con đường phát triển đất nước với vấn đề đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong những năm gần đây, trên thế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào. Trong nước, những yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra khá trầm trọng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” [31, tr.22], đó là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện một số quan điểm hồ nghi về con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thậm chí, một số cá nhân, tổ chức đã đề xuất
các con đường phát triển đất nước khác nhau. Trong đó, có quan điểm đề nghị
nước ta cần có một giai đoạn phát triển dân chủ trước rồi sau đó mới thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa, có quan điểm đề cao chủ nghĩa dân tộc, đòi đa nguyên về chính trị, cải tổ Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi nền tảng tư tưởng của Đảng… Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho các ý kiến đó, bằng các con đường khác nhau lan truyền nhanh và rộng trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, nhận thức trong một bộ phận nhân dân.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, mở rộng các quyền tự do, dân chủ cho công dân, trong đó có các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận. Đây chính là cơ sở pháp lý cho các cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm của mình về con đường phát triển đất nước. Tự do tư tưởng, ngôn luận không những là quyền cơ bản của con người trong phạm vi của pháp luật Việt Nam
mà còn là những quyền cơ bản được quy định trong Công ước quốc tế về
quyền con người mà nước ta đã tham gia phê chuẩn. Như vậy, tôn trọng, thực
hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân là tất yếu với nước ta.
Vấn đề đặt ra ở đây là, một mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc như: mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất nguyên về chính trị, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; mặt khác Đảng, Nhà nước ta tôn trọng các quan điểm, ý kiến khác nhau về con đường phát triển đất nước. Trong các quan điểm đó, có quan điểm khác biệt, thậm chí đối lập với những nguyên tắc mà Đảng ta kiên định.
Ngay cả khi đã có đồng thuận về mục tiêu, nhưng vẫn có sự khác biệt về cách thức thực hiện. Bởi để đi đến: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” không chỉ duy nhất có một con đường và không phải mọi cá nhân đều mặc nhiên thừa nhận tính hiệu quả của con đường đó. Do vậy, để có đồng thuận xã hội thì những quan điểm, ý kiến khác nhau cần phải được tranh luận công khai trên cơ sở khoa học. Đối thoại phải được xem là hình thức hữu hiệu để để xây dựng đồng thuận xã hội. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước phải tạo ra cơ chế, môi trường để các quan điểm khác nhau có thể trao đổi, tranh luận công khai. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay nước ta vẫn thiếu các “kênh”, diễn đàn như vậy. Do đó, những quan điểm, ý kiến khác nhau vẫn được phát biểu “ngầm”, qua các kênh không chính thống. Những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, những mâu thuẫn, bất đồng do thiếu nhất quán giữa chủ trương, chính sách về phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội và việc thực hiện nó trong thực tế
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng: “một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Tuy nhiên, một số chính sách, pháp luật cụ thể lại chưa thể hiện rõ tinh thần này. Ví dụ, Đảng ta chủ trương “gác lại quá khứ” nhưng trong thực tế, việc xét duyệt, tuyển dụng, đề bạt cán bộ thì lại rất quan tâm đến yếu tố “lý lịch”; chủ trương coi: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc” nhưng trong chính sách thuế, phí, mua và sở hữu nhà lại có sự phân biệt giữa người Việt ở trong và ngoài nước. Trong đợt lấy ý kiến nhân dân góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (năm 2013) vừa qua, chủ trương của Ban soạn thảo là: “tôn trọng, chấp nhận các ý kiến khác nhau”, nhưng khi xuất hiện ý kiến không trùng hợp với những quan điểm chính thống thì hoặc là bị “phủ định” mà không có sự giải thích lý do rõ ràng, hoặc bị coi là trái đường lối, quan điểm thậm chí có cả những sự “quy kết” không đáng có. Điều này cho thấy, còn thiếu sự nhất quán giữa chủ trương khoan dung và việc thực hiện nó trong thực tế nhằm xây dựng đồng thuận xã hội.
Thứ năm, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự ảnh hưởng của nó đến xây dựng đồng thuận xã hội ở Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những tác động nhất định đến xây dựng đồng thuận xã hội ở nước ta. Thứ nhất,