Những nhân tố khách quan tác động đến sự hình thành truyền thống khoan dung, đồng thuận xã hội trong lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

thống khoan dung, đồng thuận xã hội trong lịch sử Việt Nam

Hiện nay, trong từ điển tiếng Việt, truyền thống được hiểu là: nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác [152, tr.1734]. Truyền thống có nhiều loại: gia đình, dòng họ, địa phương, vùng, miền, dân tộc, nhân loại. Nói đến truyền thống là nói đến cái được định hình trong lịch sử, “cái gắn với tâm thức con người về mặt thời gian” [108, tr.55]. Tuy nhiên, độ dài lịch sử không phải là cái quyết định ý nghĩa của truyền thống, mà giá trị của nó là: “cái nằm trong quan hệ giữa hiện tại với quá khứ. Con người của xã hội hiện tại có thái độ như thế nào đối với quá khứ, hay nói cách khác, xã hội hiện tại cần đến quá khứ ở mức độ nào – chính điều này quy định giá trị của truyền thống” [108, tr.58]. Ngày nay, nhiều ý kiến coi truyền thống không phải là “lối mòn”, “hoài niệm” của hiện tại; mà là cơ sở, điều kiện tất yếu cho hoạt động sống của con người. Mỗi cá nhân, cộng đồng, trong hoạt động của mình dù muốn hay không đều phải bắt đầu từ chính những cái quá khứ để lại, kể cả quá khứ tổ tiên và quá khứ loài. Vì vậy, truyền thống cần được xem là: “nguồn”, “dòng” của sự vận động và phát triển xã hội [108, tr. 55].

Truyền thống khoan dung, đồng thuận của dân tộc Việt Nam không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà do các nhân tố khách quan chi phối. Một số nhân tố chủ yếu như:

Điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm ở phía đông nam của lục địa Á – Âu, là

đầu mối giao lưu tự nhiên của Đông Nam Á. Với vị trí địa lý như vậy, trong lịch sử, Việt Nam là nơi tiếp nhận, chu chuyển của nhiều luồng văn hóa, qua

lại của nhiều nhóm cư dân khác nhau. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết khắc nghiệt. Do ở gần biển, địa hình dốc, nhiều sông suối, hàng năm phải chống chọi với thiên tai, bão lụt… từ đó hình thành một tinh thần và năng lực chống thiên tai để duy trì và phát triển sản xuất. Để trị thủy, người Việt bắt buộc phải đoàn kết, đồng thuận: “lũ lụt thì lút cả làng, đắp đê ngăn lụt thiếp chàng cùng lo”.

Về dân tộc: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Nhìn một cách khái quát, cư

dân Việt Nam được cấu thành, hỗn chủng qua nhiều thế kỷ từ các tộc người cơ bản Mongloid (da vàng phía Bắc) và Australoid (da sẫm phía Nam). Như vậy, con người và xã hội Việt Nam về nguồn gốc, chủng tộc vốn không phải là đơn nguyên, đồng nhất; tập quán, phong tục, lối sống, tín ngưỡng…cũng hết sức đa dạng. Điều này làm hình thành sự đa dạng trong tâm lý, tính cách, xu hướng tư tưởng, mô hình tổ chức, quản lý xã hội… Để duy trì được sự đoàn kết, thống nhất, đòi hỏi mỗi dân tộc phải biết tôn trọng các giá trị của dân tộc khác, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Đây chính là cơ sở hình thành truyền thống khoan dung, đồng thuận của người Việt.

Về lịch sử: Việt Nam là một nước nhỏ tồn tại bên cạnh một đế chế Trung

Hoa lớn mạnh, do đó, luôn phải chịu một sức ép rất lớn trong mối quan hệ giao lưu thường trực. Lịch sử dân tộc là lịch sử chống ách đô hộ và âm mưu đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc hơn một nghìn năm. Sau đó, là các cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới từ phương Tây. Hầu như trong tất cả các cuộc chiến tranh ấy, người Việt luôn phải đọ sức với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần. Để chống giặc ngoại xâm, người Việt phải biết đoàn kết, đồng thuận để đánh giặc. Đồng thời, đây cũng là cơ sở khách quan hình thành đường lối ngoại giao khoan dung trong quan hệ với kẻ thù sau khi kết thúc chiến tranh. Ngoài ra, sau mỗi cuộc chiến tranh, hậu quả để lại không chỉ là sự tàn phá, hủy hoại về kinh tế, môi

trường mà còn cả những sự phân ly nhất định về tư tưởng trong một bộ phận nhân dân. Bởi, khi xâm lược, các thế lực ngoại xâm thường lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, cưỡng bức một bộ phận người Việt tham gia vào bộ máy cai trị của họ. Do vậy, sau khi kết thúc chiến tranh, giải quyết các hậu quả thường phải thực hiện khoan dung (chia sẻ, giúp đỡ những người bị nạn, tha thứ, khoan hồng cho những người theo giặc) vừa phải thực hiện xây dựng đồng thuận xã hội (xác lập những điểm tương đồng để lôi kéo toàn dân tộc xóa đi mặc cảm, hận thù cùng nhau xây dựng đất nước).

Từ sự phân tích trên cho thấy: khoan dung, đồng thuận là nhu cầu nội tại

của dân tộc Việt, do chính những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quy định.

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w