TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 82)

Khoan dung, đồng thuận xã hội là những phạm trù cơ bản trong lịch sử tư tưởng nhân loại, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau; mỗi ngành khoa học, tùy theo đặc điểm của mình mà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của khái niệm. Tuy nhiên, giữa các quan điểm khác nhau về khoan dung, vẫn có sự thống nhất, đó là: “tôn trọng, chấp nhận những khác biệt”. Mục tiêu của khoan dung nhằm duy trì hòa bình, tạo nền tảng cho sự phát triển xã hội. Đồng thuận xã hội là sự đồng ý, nhất trí của nhiều thành viên trong cộng đồng về cùng một vấn đề nào đấy.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử... dân tộc Việt Nam đã hình thành truyền thống khoan dung, đồng thuận từ rất sớm. Chúng được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Khoan dung trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt so với tư tưởng khoan dung của nhân loại. Điểm tương đồng là: sự tôn trọng những khác biệt (của cá nhân và cộng đồng); mục đích của khoan dung nhằm tạo ra môi trường hòa bình cho sự phát triển. Điểm khác biệt cơ bản là, ở Việt Nam, khoan dung vừa được coi là một giá trị đạo đức, vừa được coi là một hình thức cai trị. Những đặc điểm này xuất phát từ chính điều kiện cụ thể Việt Nam, phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và cũng có thể xem là một ứng xử khôn ngoan của chính trị Việt Nam.

Khoan dung, đồng thuận xã hội có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, trong đó thực hiện khoan dung là một biện pháp nhằm tăng cường đồng thuận xã hội; xã hội đồng thuận là môi trường thuận lợi để phát triển tinh thần khoan dung, nâng chất lượng khoan dung lên tầm cao mới.

Nghiên cứu lịch sử dân tộc ta thấy: khoan dung, đồng thuận không phải là mong muốn chủ quan của bất kỳ một chủ thể nào, mà đó là sự phản ánh các đặc điểm và nhu cầu khách quan trên con đường phát triển của dân tộc. Điều

kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử và cả nhu cầu xây dựng đất nước là nhân tố khách quan quy định truyền thống khoan dung, đồng thuận của người Việt.

Tính bản chất, lặp lại của khoan dung, đồng thuận và tác động của chúng đến sự hưng thịnh - suy vong của đất nước khiến ta nhận thấy đó không chỉ đơn thuần là bài học, mà cao hơn có thể coi đó là những vấn đề có tính

quy luật trong sự phát triển của dân tộc. Lịch sử cho thấy, khi nào giai cấp

cầm quyền thực thi các biện pháp khoan dung thì xây dựng được xã hội đồng thuận. Ngược lại, khi nào giai cấp cầm quyền thực hành các biện pháp bất khoan dung thì xã hội rơi vào trạng thái mâu thuẫn, bất đồng. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát huy truyền thống khoan dung nhằm tăng cường đồng thuận xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w