Đẩy mạnh vận dụng chính sách của nhà nước trong hoạt động truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Đẩy mạnh vận dụng chính sách của nhà nước trong hoạt động truyền

thông cho vay tiêu dùngtại chi nhánh

Thông thường người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm rồi mới chi tiêu, hoặc có chi tiêu thì vay tiền người thân chứ rất ngại đến ngân hàng vay vốn. Do đặc điểm tâm lý đó, việc phát triển cho vay tiêu dùng phải luôn gắn liền với công tác Marketing, bởi đây là hoạt động có vai trò rất lớn trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Tuy nhiên, do chi nhánh đã có uy tín và

chỗ đứng trên thị trường nên hoạt động Marketing chưa được chi nhánh quan tâm đúng mức. Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là nhân viên ngân hàng, hoặc là những người có quen biết, quan hệ với ngân hàng từ trước. Với điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không thực hiện công tác Marketing, bất kỳ một ngân hàng nào cũng có thể bị mất thị phần. Do đó, nhanh chóng triển khai hoạt động Marketing trên lĩnh vực cho vay tiêu dùng là một vấn đề cấp thiết đối với chi nhánh.

Trước hết, ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu thị trường và xác định đoạn thị trường mục tiêu mà ngân hàng hướng tới. Đối tượng cho vay tiêu dùng là rất rộng, bao gồm tất cả các cá nhân và hộ gia đình mong muốn được sử dụng dịch vụ ngân hàng để trang trải các khoản chi tiêu. Hành vi tiêu dùng của họ có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc tìm hiểu những nhu cầu của cá nhân hộ gia đình cùng các yếu tố ảnh hưởng; xem xét hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng và xác định các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của họ. Đây là cơ sở để ngân hàng tiến hành phân đoạn thị trường, xác định đoạn thị trường mục tiêu nhằm chủ động đón đầu những cơ hội, phòng ngừa những thách thức, từ đó khai thác thị trường một cách tốt nhất.

Ngân hàng cần xây dựng chiến lược giao tiếp - khuếch trương cụ thể và hiệu quả. Ngân hàng có thể tăng cường quảng cáo trên báo chí, truyền hình, tờ rơi, tạo ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm với khách hàng; bố trí các nhân viên giao dịch trực tiếp giới thiệu về dịch vụ ngân hàng qua các cuộc gặp gỡ, đối thoại, điện thoại, gửi thư, hội nghị khách hàng.Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động đòi hỏi sự xông xáo, linh hoạt và sáng tạo của các cán bộ tín dụng và công tác tiếp thị sản phẩm là khâu không thể bỏ qua. Tuy nhiên tại chi nhánh, cán bộ của phòng khách hàng cá nhân chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các đối tượng đã quen biết, chưa bám sát, đi sâu vào thị trường, trực tiếp giới thiệu sản phẩm cho

các đối tượng khác. Vì thế ngân hàng cần có chủ trương đẩy mạnh hình thức tiếp thị dịch vụ qua cán bộ tín dụng ngân hàng. Phòng khách hàng cá nhân nên cử các nhân viên tín dụ ng tiếp thị sản phẩm tại các khu dân cư, hội phụ nữ, các doanh nghiệp, tổ chức đông lao động. Mặt khác ngân hàng cũng có thể triển khai hình thức quan hệ công chúng- một hình thức mới đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Chi nhánh nên phối hợp sử dụng nhiều công cụ như tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ các chương trình truyền hình, tổ chức hội thảo theo chuyên đề…, nhằm tạo dựng và duy trì sự hiểu biết rộng rãi trong quần chúng về ngân hàng. Để thực hiện những điều này chi nhánh phải nhanh chóng xây dựngrang web riêng-kênh thông tin tổng quát và tòan diện của chi nhánh đến khách hàng.

Các hình thức quảng bá sản phẩm của chi nhánh nên được tăng cường trong những thời điểm nhạy cảm khi thị trường đang nóng để phát huy hiệu quả tối đa. Cụ thể, trong mùa cưới, các cặp vợ chồng có nhiều nhu cầu mua sắm nhà cửa, chi nhánh có thể giới thiệu sản phẩm qua mạng Internet, quảng cáo trên truyền hình, treo băng rôn tại các khách sạn nhà hàng…Trong thời điểm học sinh sinh viên kết thúc khóa học có nguyện vọng đi du học, chi nhánh nên thực hiện hình thức phát tờ rơi, treo băng rôn tại các trường học, cung cấp thông tin trên Internet… Thông tin về dịch vụ cho vay mua nhà đất, ôtô, tài sản khác cũng có thể đến được với những khách hàng tương lai của chi nhánh qua các tờ giới thiệu, hình ảnh, tranh vẽ tại các trung tâm tư vấn nhà, cơ sở sản xuất và kinh doanh ôtô. Việc liên kết với những địa điểm này sẽ góp phần thu hút sự chú ý của cá nhân, hộ gia đình đang và sắp có ý định vay vốn ngân hàng để chi tiêu.

Chi nhánh cũng nên áp dụng hình thức khuyến mại cho người đi vay, nhất là trong thời gian thị trường cho vay tiêu dùng không sôi động. Chi nhánh có thể khuyến mại bằng cách tặng quà, miễn phí dịch vụ, tổ chức các chương trình quay số trúng thưởng… Đối với khách hàng vay với giá trị lớn, trả nợ

trước hạn… cũng nên được ngân hàng tạo những tiện ích và ưu đãi như được phục vụ tại nhà, không phải đến ngân hàng.

Phát triển các kênh phân phối hiện đại cũng là một giải pháp hiệu quả. Địa bàn hoạt động của chi nhánh là một quận lớn do đó đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng thường có trình độ dân trí cao. Tận dụng lợi thế đó, ngân hàng có thể thực hiện việc phân phối sản phẩm qua kênh giao dịch tự động, qua hệ thống phone-banking, home-banking, đáp ứng các nhu cầu khách hàng với mức độ tiện ích cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)