Vận dụng chính sách về phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 54 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Vận dụng chính sách về phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

a. Quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

Chi nhánh đã vận dụng chính sách phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó có các CTTC) được phép thỏa thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng vay trên cơ sở cung cầu vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng, rủi ro, mục đích của khoản vay, chi phí vốn đầu vào. Thông tư 43/2016/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 về việc quy định cho vay tiêu dùng công ty tài chính .

Cùng với phương châm là tăng trưởng gắn liền với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính giao hiện tại hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư. Đặc biệt trong thời gian qua chi nhánh đã tăng cường, tập trung tín dụng cho các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, vì vậy các sản phẩm cho vay với thời hạn

ngắn và quy mô nhỏ của chi nhánh cũng đã gia tăng. Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng chi nhánh khi vận dụng các chính sách trên đó là:

Bảng 3.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ Chỉ tiêu ĐVT năm 2015 năm 2016 năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 +, - % +, - %

Tổng dư nợ cho vay

tiêu dùng Tr.đồng 284.70 0 317.50 0 358.00 0 32.800 11,52 40.500 12,76 Lượng khách hàng Người 1.439 1.486 1.512 47 3,27 26 1,75

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại chi nhánh)

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, quy mô CVTD tại chi nhánh năm 2015 đạt 284.700 triệu đồng, năm 2016 tăng lên và đạt quy mô 317.500 triệu đồng, tăng 32.800 triệu đồng tương ứng tăng 11,52% so với năm 2015; năm 2017 đạt 358.000 triệu đồng và tăng thêm 40.500 triệu đồng tương ứng tăng 12,76% so với năm 2016. Quy mô tăng là tín hiệu tích cực cho thấy lượng khách hàng tăng, năm 2015 có 1.439 khách hàng, năm 2016 có 1.486 khách hàng tăng thêm 3,27% so với năm 2015; năm 2017 đạt 1.512 khách hàng, tăng thêm 1,75%. Như vậy quy mô vốn tăng hơn quy mô khách hàng có nhu cầu vay, điều này chứng tỏ khách hàng trên địa bàn quan tâm cải thiện điều kiện sống và các mục đích tiêu dùng cá nhân.

b. Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

Hiện nay Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau, cho vay sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng trong gia đình, cho vay du học, mua bất động sản, … Điểm mạnh của các sản phẩm vay tiêu dùng Agribank là rất linh hoạt, bao gồm cả hình thức vay tín chấp và vay thế chấp. Mục đích vay tiền Agribank cũng rất linh động ở nhiều hạng mục: mua sắm tiêu dùng, xây dựng - sửa chữa - mua mới nhà cửa, học

tập, xuất khẩu lao động,.. Dù mục đích vay tiền của bạn là gì, miễn sao hành động là hoàn toàn hợp pháp, và phải có cơ sở để ngân hàng có căn cứ đảm bảo. Kết quả vay tiêu dùng theo hình thức thể hiện qua bảng số liệu 3.5 như sau:

Bảng 3.3: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm cho vay tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 +, - % +, - %

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 284.700 317.500 358.000 32.800 11,52 40.500 12,76 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng,

vật dụng 41.350 47.800 54.960 6.450 15,6 7.160 14,98

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa

nhà cửa dân cư 132.700 147.600 164.700 14.900 11,23 17.100 11,59

Cho vay người lao động đi làm

việc ở nước ngoài 3.280 3.500 3.670 220 6,71 170 4,86

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 2.450 2.000 1.300 -450 -18,37 -700 -35

Cho vay trả góp 24.850 31.200 38.000 6.350 25,55 6.800 21,79

Cho vay mua phương tiện đi lại 78.770 83.000 92.920 4.230 5,37 9.920 11,95

Cho vay hỗ trợ du học 1.300 2.400 2.450 1.100 84,62 50 2,08

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại chi nhánh)

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh Thanh Miếu đa dạng, có thể nhận thấy quy mô CVTD lớn nhất cho xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa dân cư, vay mua phương tiện đi lại và cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng. Cụ thể:

Đối với cho vay xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa dân cư có quy mô vay tăng hàng năm, năm 2015 đạt 132.700 triệu đồng, năm 2016 đạt 147.600 triệu đồng, tăng thêm 11,23% so với năm 2015; năm 2017 đạt quy mô 164.700 triệu đồng, tăng thêm 11,59% so với năm 2016.

Đối với vay mua phương tiện đi lại có quy mô vay tăng hàng năm, năm 2015 đạt 78.770 triệu đồng, năm 2016 đạt 83.000 triệu đồng, tăng thêm 5,37%

so với năm 2015; năm 2017 đạt quy mô 92.920 triệu đồng, tăng thêm 11,95% so với năm 2016.

Đối với cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng có quy mô vay tăng hàng năm, năm 2015 đạt 41.350 triệu đồng, năm 2016 đạt 47.800 triệu đồng, tăng thêm 15,6% so với năm 2015; năm 2017 đạt quy mô 54.960 triệu đồng, tăng thêm 14,98% so với năm 2016.

Như vậy, Agribank đã đáp ứng quy mô tín dụng tiêu dùng cho các hộ dân cự trên địa bàn thành phố Việt Trì. Kinh tế phát triển đã thúc đẩy nhiều hoạt động, một trong số đó là hoạt động tiêu dùng của người dân. Nếu như trước đây, mong ước của họ chỉ là “ăn no mặc ấm” thì đến nay, điều họ quan tâm là “ăn ngon mặc đẹp” và làm sao đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù thu nhập hiện nay trong dân đã tăng nhưng chưa đồng đều, một bộ phận nhỏ là có thu nhập cao, còn lại là có thu nhập thấp và trung bình, số thu nhập này thường không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu và họ phải đi vay. Nắm bắt được thực tế đó, các tổ chức tín dụng đã cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dân.

c. Thời gian cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

Thời gian cho vay tiêu dùng trong hệ thống Agribank linh hoạt, gồm thời gian vay ngắn hạn (dưới 1 năm), thời gian vay trung hạn (trên 1 năm -5 năm) và dai hạn (trên 5 năm). Với mỗi hình thức khách hàng có nhu cầu vay khác nhau, phụ thuộc món vay, số tiền vay và năng lực trả nợ mà khách hàng lựa chọn thời gian thanh toán phù hợp. Tổng dư nợ quy mô CVTD theo thời gian thể hiện bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu năm 2015 năm 2016 năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 +, - % +, - % Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 284.700 317.500 358.000 32.800 11,52 40.500 12,76 Ngắn hạn 145.400 157.000 186.000 11.600 7,98 29.000 18,47 Trung hạn 132.700 147.600 154.600 14.900 11,23 7.000 4,74 Dài hạn 6.600 12.900 17.400 6.300 95,45 4.500 34,88

(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại chi nhánh)

Số liệu bảng 3.4 cho thấy quy mô dư nợ phân chia theo thời gian ngắn hạn là lớn nhất và thấp nhất là dài hạn, cụ thể như sau:

Đối với số dư nợ theo thời gian ngắn hạn: Quy mô tín dụng năm 2015 đạt 145.400 triệu đồng, năm 2016 đạt 157.000 triệu đồng, tăng thêm 7,98% so với năm 2015; năm 2017 đạt 186.000 triệu đồng, tăng thêm 18,47% so với năm 2016. Đa phần khách hàng vay nhóm này phục vụ nhu cầu sửa chữa nhà cửa, vay mua sắm vật dụng trong gia đình, mua trả góp.

Đối với số dư nợ theo thời gian trung hạn: Quy mô tín dụng năm 2015 đạt 132.700 triệu đồng, năm 2016 đạt 147.600 triệu đồng, tăng thêm 11,23% so với năm 2015; năm 2017 đạt 154.600 triệu đồng, tăng thêm 4,74% so với năm 2016. Đa phần khách hàng vay nhóm này phục vụ nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại, mua bất động sản, trả góp.

Đối với số dư nợ theo thời gian dài hạn: Quy mô tín dụng năm 2015 đạt 6.600 triệu đồng, năm 2016 đạt 12.900 triệu đồng, tăng thêm 95,45% so với năm 2015; năm 2017 đạt 17.400 triệu đồng, tăng thêm 34,88% so với năm 2016. Như vậy có thể thấy quy mô tăng của nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng tín dụng tiêu dùng dài hạn tăng mạnh nhất. Đa phần khách hàng vay nhóm này phục vụ nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại, mua bất động sản, trả góp có chiều hướng gia tăng. Ví dụ: Sản phẩm cho vay mua ô tô của chi nhánh được xem là

một sản phẩm cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường với mức cho vay lên đến 70% giá trị xe, tài sản thế chấp chính là chiếc xe mua, lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi được xác định lần đầu vào ngày giải ngân và được điều chỉnh theo xu hướng thị trường đảm bảo lợi ích cho cả người vay và ngân hàng. Chi nhánh luôn dành mức lãi suất thấp nhất có thể cho khách hàng vay vốn. Không chỉ những khách hàng mua xe mới 100% mới được hỗ trợ vay vốn mà kể cả những khách hàng mua xe đã qua sử dụng với giá trị còn lại tối thiểu 80% và thời gian sử dụ ng không quá 3 năm cũng được hỗ trợ vay vốn tới 50% giá trị xe. Thời hạn cho vay tối đa lên đến 5 năm đối với xe mua mới và 4 năm đối với xe đã qua sử dụng. Thời gian giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc.

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về chính sách sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.

Chỉ tiêu Mức đánh giá Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Mức ý nghĩa Kém (1) Yếu (2) Trung Bình (3) Tốt (4) Rất tốt (5) Sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, tạo tra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng 11 18 26 35 51 141 3.69 Tốt Sản phẩm có sự khác biệt với các NHTM khác trên địa bàn 17 26 38 43 17 141 3.12 Trung bình Sản phẩm dịch vụ mang lại

nhiều lợi ích cho khách hàng 12 17 25 47 40 141 3.61 Tốt

Sản phẩm CVTD mang tính

cạnh tranh cho chi nhánh 10 19 24 55 33 141 3.58 Tốt

Điểm trung bình 3.50 Tót

(Nguồn: Khảo sát)

Kết quả đánh giá về chính sách sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ đạt điểm trung bình là 3.5 điểm, trong đó điểm tiêu chí thành phần nằm trong khoảng 3.12 đến 3.69. Trong đó, điểm tiêu chí

đạt 3.69 điểm, xếp điểm cao nhất và đạt mức khá, các chương trình cho vay tiêu dùng hiện chi nhánh áp dụng như cho vay mua sắm tiêu dùng, trả góp, mua bất động sản, du học, mua phương tiện đi lại, mua bán giấy tờ có giá,…với các hình thức về thời gian như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, điều này tạo điều kiện cho khách hàng linh hoạt sử dụng tài chính theo các kế hoạch của bản thân khách hàng. Tiêu chí “Sản phẩm có sự khác biệt với các NHTM khác trên địa

bàn” chỉ đạt 3.12 điểm, xếp điểm thấp nhất, mức trung bình. Hiện nay các ngân

hàng khác trên địa bàn có các sản phẩm cho vay tiêu dùng về cơ bản giống với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 54 - 60)