5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Vận dụng chính sách trong quản lý rủi ro cho vay tiêu dùngtạ
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Nợ quá hạn với ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là với cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao nên tỷ lệ nợ quá hạn cũng thường lớn.Mô hình quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng mà chi nhánh áp dụng là mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán. Quản lý rủi ro tín dụng một các hệ thống trong toàn bộ chi nhánh và các phòng giao dịch tại địa bàn. Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của Phòng Kế hoạch kinh doanh, nâng cao năng lực giám sát rủi ro. Những chính sách của NHNN được chi nhánh áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng như: thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng; Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng; Văn bản số 1366/TTGSNH4 ngày 03/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị số 07/CT- NHNN đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.
Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 +, - % +, - % Tổng nợ quá hạn 13156 15437 16054 2281 17,34 617 4 Nợ quá hạn CVTD 273 441 435 168 61,54 -6 -1,36 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%) 2,08 2,86 2,71 0,78 37,5 -0,15 -5,24
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ tại chi nhánh)
Qua bảng số liệu 3.10 có thể thấy tỷ trọng nợ quá hạn thay đổi hàng năm, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,08%, năm 2016 tỷ lệ này là 2,86% tăng thêm 0,78% so với năm 2015; năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,71%, giảm 0,15% so với năm 2016. Kết hợp với việc điều hành lãi suất linh hoạt, có chính sách thu hồi nợ, kiểm soát khoản vay chặt chẽ, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay đã giảm nhẹ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm là do chi nhánh đã vận dụng nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trong đó đề cập đến công tác cho phép khách hàng đảo nợ; Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt. Do đó mà chi nhánh đã kiểm soát được nợ quá hạn, giảm rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
cho vay tiêu dùngtại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ Chỉ tiêu Mức đánh giá Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Mức ý nghĩa Kém (1) Yếu (2) Trung Bình (3) Tốt (4) Rất tốt (5) Xây dựng quy trình nhận biết các rủi ro CVTD 11 25 25 47 33 141 3.47 Tốt
Phân tích đo lường và rủi ro CVTD thông qua chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân 15 21 41 54 10 141 3.16 Trung bình
Kiểm soát rủi ro CVTD (giám sát từng khoản vay, kiểm tra hạn mức tín dụng, kiểm tra khách hàng và kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo)
12 18 35 35 41 141 3.53 Tốt
Tài trợ rủi ro CVTD theo quy định của NHNN và Hội sở
0 0 25 65 51 141 4.18 Tốt
Điểm trung bình 3.59 Tốt
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
Kết quả đánh giá về chính sách quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ đạt điểm trung bình là 3.59 điểm, các tiêu chí điểm thành phần nằm trong khoảng 3.16 đến 4.18 điểm. Trong đó tiêu chí “Tài trợ rủi ro CVTD theo quy định của NHNN và Hội sở” đạt 4.18 điểm, xếp mức tốt, chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 636/QĐ-HĐQTXLRR, với các tiêu chí phân loại nợ chặt chẽ, phản ánh chính xác chất lượng các khoản vay. Trên cơ sở đó đánh giá chi tiết từng khoản vay và đưa ra mức trích dự phòng rủi ro cho từng nhóm nợ.
Tiêu chí “Phân tích đo lường và rủi ro CVTD thông qua chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân “đạt 3.16 điểm, xếp mức thấp nhất, chi nhánh đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quán triệt đổi mới nội dung và phương pháp quản lý rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng. Chi nhánh đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm căn cứ cho hoạt động quản lý rủi ro. Tuy nhiên khi thực hiện phân tích rủi ro gặp phải khó khăn như khả năng trả nợ sau vay, hệ số rủi ro về nguồn trả nợ thay đổi sau thời điểm cho vay,... nên còn tình trạng nợ quá hạn xảy ra tại chi nhánh.
3.2.5. Vận dụng chính sách để truyền thông cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ