Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách của NHNN

a. Chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách về phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng = ∑ Dư nợ cho vay tiêu dùng (phân theo

sản phẩm cho vay, thời gian cho vay)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hàng năm hoàn thành mức độ nào, quy mô tăng là tín hiệu tốt trong triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh theo danh mục sản phẩm cho vay, theo thời gian và ngược lại, nếu quy mô giảm chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh thấp kém.

b. Chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách phát triển mạng lưới cho vay tiêu dùng

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng = ∑ Dư nợ cho vay tiêu dùng (theo địa bàn)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hàng năm hoàn thành mức độ nào, quy mô tăng là tín hiệu tốt trong triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh theo địa điểm giao khoán về dư nợ và ngược lại, nếu quy mô giảm chứng tỏ các địa điểm giao dịch không phát huy được khả năng thu hút dư nợ cho vay.

c. Chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách lãi suất cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này đánh giá mỗi danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng có mức lãi suất như thế nào, lãi suất được vận dụng theo sự điều tiết của NHNN, nếu lãi suất hấp dẫn, sẽ tăng quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng và ngược lại.

d. Chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách trong quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

(%)

=

Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

x 100 –––––––––––––––––––––––––––

Tổng nợ quá hạn

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao, công tác quản lý rủi ro đảm bảo và ngược lại.

e. Chỉ tiêu đánh giá vận dụng chính sách để truyền thông cho vay tiêu dùng

Ngân sách truyền thông = ∑ chi phí công cụ truyền thông (bán hàng cá nhân, quảng cáo, quan hệ công chúng, tờ rơi,…)

Chỉ tiêu này nhằm xem xét quy mô ngân sách truyền thông mà chi nhánh sử dụng cho hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua chi phí phải trả cho các công cụ truyền thông như bán hàng cá nhân, quảng cáo, quan hệ công chúng, tờ rơi,….

Tỷ lệ dư nợ sau thực hiện truyền

thông (%)

=

Quy mô dư nợ kết thúc chương trình truyền thông

x 100

–––––––––––––––––––––––––– –

Quy mô dư nợ chưa thực hiện truyền thông

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ thành công sử dụng các công cụ hỗ trợ, thu hút khách hàng trên địa bàn sau mỗi chương trình truyền thông của chi nhánh, tỷ lệ càng cao càng tốt, chứng tỏ công cụ truyền thông có

hiệu quả.

Chương 3

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ 3.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 18/02/1997. Có tên ban đầu, là Ngân hàng nông nghiệp liên xã Thọ Sơn trải qua 4 lần đổi tên đến ngày 29/07/2013 chi nhánh có tên chính thức là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ.

Trụ sở chính ban đầu của Agribank CN Thanh Miếu Phú Thọ tại Đường Hùng Vương, Phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nay là số 766 Đường Hùng Vương, Phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Sau một thời gian hoạt động tại địa bàn thành phố Việt Trì, Agribank CN Thanh Miếu Phú Thọ được khách hàng đánh giá cao về uy tín, chất lượng dịch vụ và đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có xếp hạng tại Việt Trì. Chi nhánh cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động của ngân hàng. Hệ thống máy móc thiết bị của Chi nhánh được đổi mới đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tất cả các giao dịch tại trụ sở chính và các điểm giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống máy tính và các thiết bị chuyên dụng hiện đại.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác, thêm vào đó việc thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015-2017 gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách chưa

đầy đủ, kịp thời nhưng chính sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên, sự quan tâm của Đảng ủy, Chính quyền địa phương; bên cạnh đó là sự lựa chọn mục tiêu, giải pháp kinh doanh phù hợp, sự đoàn kết của toàn thể cán bộ viên chức dưới sự điều hành quyết liệt, đúng hướng của ban lãnh đạo chi nhánh, Agribank chi nhánh Thanh Miếu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và tự hào, quy mô vốn và dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng hàng năm, tỷ lệ nợ xấu được khống chế mức thấp.

Cùng nỗ lực quyết tâm của Ban lãnh đạo chi nhánh, trên cơ sở vận dụng các chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển kinh doanh tại chi nhánh đã đạt kết quả chủ yếu sau:

Quy mô huy động vốn tăng hàng năm, năm 2015 đạt 268.138 triệu đồng, năm 2016 đạt 322.104 triệu đồng, năm 2017 đạt 357.434 triệu đồng;

Dư nợ năm 2015 đạt 367.835 triệu đồng, năm 2016 đạt 422.931 triệu đồng; năm 2017 đạt 503.842 triệu đồng;

Thu nợ, quy mô tăng hàng năm, năm 2015 đạt 363.990 triệu đồng, năm 2016 đạt 418.865 triệu đồng; năm 2017 đạt 498.117 triệu đồng, tăng thêm 18,92% so với năm 2016;

Nợ quá hạn thay đổi hàng năm, năm 2015 đạt 7.328 triệu đồng, năm 2016 đạt 4.066 triệu đồng; năm 2017, quy mô nợ quá hạn tăng là 5.725 triệu đồng;

Doanh thu, tăng hàng năm, năm 2015 đạt 35.539 triệu đồng, năm 2016 đạt 40.706 triệu đồng; năm 2017 đạt 49.076 triệu đồng; Lợi nhuận chi nhánh tăng hàng năm, năm 2015 đạt 11.467 triệu đồng, năm 2016 đạt 11.122 triệu đồng; năm 2017 đạt 13.986 triệu đồng.

Với những kết quả đạt được, Agribank chi nhánh Thanh Miếu 2 năm liền đạt danh hiệu Chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhất tất cả các chỉ tiêu kế hoạch trong Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

củng cố, xây dựng và sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động bảo đảm phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong những năm qua mô hình bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh Thanh Miếu không ngừng được hoàn thiện và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đòi hỏi của ngành, cũng như thích ứng nhanh với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Agribank chi nhánh Thanh Miếu như sau:

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Thanh Miếu

(Nguồn: Ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Miếu, Phú Thọ)

Hiện nay, Agribank chi nhánh Thanh Miếu đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại hội sở chính bao gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 04 phòng nghiệp vụ, 05 bộ phận và 03 phòng giao dịch. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban như sau:

* Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban

- Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc phụ trách kinh doanh

và phó giám đốc phụ trách vận hành có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Nhà nước về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mình, điều hành mọi

Giám đốc chi nhánh

PGĐ Phụ trách kinh doanh PGĐ phụ trách kế toán

Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tổng hợp Phòng giao dịch Bạch Hạc

hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng định hướng hoạt động của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngành về mục tiêu định hướng và từ đó giao cho các phòng chức năng tổ chức thực hiện.

- Phòng kế hoạch kinh doanh(bao gồm phòng KHCN và phòng KHDN):

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Phân tích kinh tế theo ngành, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình giám đốc phê duyệt cho vay. Thực hiện giải ngân, báo nợ đến hạn, thu nợ đối với khách hàng. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Phòng kế hoạch ngân quỹ: Là phòng có chức năng thực hiện các giao

dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của Agribank.

+ Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ với khách hàng: Mở đóng tài khoản, các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền, các dịch vụ về tiền mặt, các dịch vụ về séc, thẻ; các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán bù trừ,thanh toán điện tử liên ngân hàng.

+ Quản lý kho quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá khác. + Quản lý hồ sơ thông tin của khách hàng; kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày, làm các báo cáo, đóng nhật ký theoquy định.

- Phòng tổng hợp: Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối

quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn; Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn; Đề xuất định mức lao động,

giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNN trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNN; Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ đi học tập, công tác trong, ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo; Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành ngân hàng trong việc bổ nhệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNN; Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNN quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNN.

- Phòng giao dịch Bạch Hạc: Là phòng nghiệp vụ các giao dịch trực tiếp

với khách hàng: cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thanh Miếu. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở, đóng các tài khoản (ngoại tệ và VNĐ); Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ; Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp) chiết khấu chứng từ có giá theo quy định.

3.1.3. Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh

Với môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, trong khi đó huy động nguồn vốn của Agribank không có lợi thế hơn các tổ chức tín dụng khác như lãi suất thấp hơn, chính sách khách hàng chưa linh hoạt nhưng chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực và kết quả huy động nguồn vốn hàng năm. Quy mô huy động vốn tăng hàng năm, năm 2015 đạt 268.138

triệu đồng, năm 2016 đạt 322.104 triệu đồng, tăng thêm 20,13% so với năm 2015; năm 2017 đạt 357.434 triệu đồng, tăng thêm 10,98% so với năm 2016. Chi nhánh bằng nhiều giải pháp đã phấn đấu tăng trưởng dư nợ cao hơn các năm trước, kết quả như sau: năm 2015 đạt 367.835 triệu đồng, năm 2016 đạt 422.931 triệu đồng, tăng thêm 14,98% so với năm 2015; năm 2017 đạt 503.842 triệu đồng, tăng thêm 19,13% so với năm 2016. Đây là kết quả tích cực của chi nhánh trong quá trình cho vay, nhất là khối doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiêu dùng đều tăng.

Trong công tác thu nợ, quy mô tăng hàng năm, năm 2015 đạt 363.990 triệu đồng, năm 2016 đạt 418.865 triệu đồng, tăng thêm 15,08% so với năm 2015; năm 2017 đạt 498.117 triệu đồng, tăng thêm 18,92% so với năm 2016. Kết quả thu nợ so với quy mô dư nợ cao, dư nợ nhóm 1 (nợ đúng hạn) được chi nhánh giám sát và đôn đốc thường xuyên nên quy mô thu nợ tăng.

Quy mô nợ quá hạn thay đổi hàng năm, năm 2015 đạt 7.328 triệu đồng, năm 2016 đạt 4.066 triệu đồng, giảm 44,51% so với năm 2015, đây là tín hiệu tốt của chi nhánh khi thực hiện biện pháp giảm nợ các nhóm nợ 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn); tuy nhiên đến năm 2017, quy mô nợ quá hạn tăng là 5.725 triệu đồng tăng thêm 40,8% so với năm 2016, nguyên nhân do NHNN tiếp tục thực hiện phân loại nợ theo nhóm nợ cao nhất đối với 1 khách hàng trong toàn hệ thống tín dụng. Đặc biệt là việc phân loại nợ chuyển theo thông báo của CIC làm cho một số khách hàng bị nâng nhóm nợ cao hơn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của ngân hàng.

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Agibank chi nhánh Thanh Miếu giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Huy động vốn 268.138 322.104 357.434 53966 20,13 35330 10,97 Dư nợ 367.835 422.931 503.842 55096 14,98 80911 19,13 Thu nợ 363.990 418.865 498.117 54875 15,08 79252 18,92 Nợ quá hạn 7.328 4.066 5.725 -3262 -44,51 1659 40,8 Doanh thu 35.539 40.706 49.076 5167 14,54 8370 20,56 Chi phí 24.072 29.584 35.090 5512 22,9 5506 18,61 Lợi nhuận 11.467 11.122 13.986 -345 -3,01 2864 25,75

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015-20017 của Agribank chi nhánh Thanh Miếu, Phú Thọ)

Về quy mô doanh thu, tăng hàng năm, năm 2015 đạt 35.539 triệu đồng, năm 2016 đạt 40.706 triệu đồng, tăng thêm 14,54% so với năm 2015; năm 2017 đạt 49.076 triệu đồng, tăng thêm 20,56% so với năm 2016. Quy mô chi của chi nhánh tăng hàng năm, năm 2015 đạt 24.072 triệu đồng, năm 2016 đạt 29.584 triệu đồng, tăng thêm 22,9% so với năm 2015; năm 2017 đạt 35.090 triệu đồng, tăng thêm 18,61% so với năm 2016. Lợi nhuận chi nhánh tăng hàng năm, năm 2015 đạt 11.467 triệu đồng, năm 2016 đạt 11.122 triệu đồng, giảm 3,01% so với năm 2015; năm 2017 đạt 13.986 triệu đồng, tăng thêm 25,75% so với năm 2016. Kết quả kinh doanh chung của chi nhánh khả quan là do chi nhánh thực hiện giao khoán cho từng phòng tại chi nhánh, như phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)