5. Kết cấu của luận văn
1.2. Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển cho
vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Phát triển không chỉ đơn thuần là tăng lên hay giảm đi về lượng mà còn biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM là sự mở rộng về số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng và nâng cao về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. [5]
Phát triển cho vay tiêu dùng về số lượng: mở rộng thị trường cho vay, tăng số lượng khách hàng vay, tăng quy mô từng khoản vay, tăng doanh số cho vay.
Phát triển cho vay tiêu dùng về chất lượng: các khoản vay được khách hàng sử dụng hiệu quả đúng mục đích, thông qua đó ngân hàng thương mại thu tiền cả gốc và lãi, khách hàng được trả nợ, bù đắp chi phí và thỏa mãn nhu cầu…
Như vậy, vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM đó là việc các chi nhánh thực hiện vận
dụng các chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh từng địa phương nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng.
1.2.2. Nội dung vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển cho vay tiêu dung
1.2.2.1. Chính sách phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng được xem là một trong những tiêu thức phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng. Một danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, có nghĩa là ngân hàng đã chú trọng tới phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Phạm vi cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường cũng như là chất lượng của sản phẩm. Dựa trên những lợi thế về sản phẩm, về công nghệ, ngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi ấy không chỉ còn là giữ chân các khách hàng trong khu vực mà còn thu hút thêm được lượng khách hàng từ các địa bàn khác. Để làm được điều này, ngân hàng còn cần phải nghiên cứu và đánh giá được khả năng và tiềm lực của các ngân hàng khác để có chính sách cạnh tranh cụ thể, từ đó mà có thể ngày càng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình.
Ngân hàng nhà nước ban hành chính sách phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó có các CTTC) được phép thỏa thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng vay trên cơ sở cung cầu vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng, rủi ro, mục đích của khoản vay, chi phí vốn đầu vào. Thông tư 43/2016/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 về việc quy định cho vay tiêu dùng công ty tài chính;
1.2.2.2. Chính sách phát triển mạng lưới cho vay tiêu dùng
Phát triển mạng lưới cho ngân hàng là phát triển số lượng điểm giao dịch và phương tiện hỗ trợ dành cho khách hàng, nhằm mục tiêu mở rộng và tăng cường sự tiếp cận khách hàng về địa điểm, thời gian. Địa điểm thuận tiện, dễ tìm kiếm là yêu cầu để phát triển mạng lưới. Bên cạnh đó, cần có cả quy mô thị trường mà đơn vị sẽ phục vụ, đối tượng khách hàng, quy mô tín dụng CVTD các chi nhánh. Số lượng chi nhánh càng tăng, càng tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhờ việc tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại,…từ đó quy mô dư nợ tiêu dùng sẽ tăng. Ngân hàng nhà nước thực hiện Thông tư 19/2017/TT- NHNN ngày 28/12/2017 về sửa đổi, bổ sung một số diều của thông tư 36/2014/TT0-NHNN ngày 20/11/2014 của ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.2.2.3. Chính sách lãi suất cho vay tiêu dùng
Giá cả của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là số tiền mà khách hàng hay ngân hàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Với các sản phẩm là các khoản CVTD mà ngân hàng cung cấp thì giá cả chính là lãi suất cho vay tiêu dùng. Xác định lãi suất để triển khai theo khách hàng và địa bàn hoạt động của các NHTM phụ thuộc vào chính sách của NHNN, tình trạng nền kinh tế, chính sách quản lý vĩ mô khác…. Do đó, khi xây dựng chính sách lãi suất CVTD, các ngân hàng thường phải dựa trên những căn cứ như: chi phí, mức độ rủi ro, nhu cầu của khách hàng, lãi suất cạnh tranh. Ngân hàng nhà nước đã ban hành chính sách thực hiện lãi suất cho vay tiêu dùng theo thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.
1.2.2.4. Chính sách quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng
Quản lý rủi ro CVTD là việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín
dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Công tác quản lý này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiện giải ngân và kiểm soát khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Mục đích chung nhất của quản lý rủi ro CVTD là đảm bảo rủi ro trong phạm vi Ngân hàng có thể chấp nhận được. Mục đích này phụ thuộc vào mục đích hoạt động của Ngân hàng là tối đa hoá giá trị mà Ngân hàng hy vọng được xác định trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy mà NHNN đưa ra các chính sách nhằm điều tiết và định hướng giảm thiểu rủi ro CVTD, bao gồm: nhận biết rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tài trợ rủi ro tín dụng. Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 06/2016/TT- NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng; Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng; Văn bản số 1366/TTGSNH4 ngày 03/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị số 07/CT- NHNN đối với hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.2.4. Chính sách truyền thông cho vay tiêu dùng
Các hoạt động truyền thông làm cho khách hàng tiêu dùng sẽ nắm được chính xác các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp theo từng thời điểm, chương trình, giúp khách hàng có căn cứ quyết định việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để ngân hàng điều chỉnh sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và các hoạt động khác cho phù hợp với nhu cầu mong muốn của khách hàng. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, chính sách truyền thông rất có ý nghĩa, nhằm mục đích giới thiệu các hình thức, thể loại
cho vay, cơ chế, chính sách cho vay... Do đó mà giúp giúp ngân hàng mở rộng và phát triển các loại dịch vụ cung ứng, tạo mối quan hệ rộng lớn, từng bước mở rộng thị trường, tăng sự thích ứng, tăng hiệu quả trong mở rộng năng lực cạnh tranh trên địa bàn kinh doanh. Ngân hàng nhà nước đã ban hành hoạt động truyền thông dựa trên văn bản số 3436/NHNN-TTGSNH ngày 15/5/2018 yêu cầu các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống tại các TCTD.