Quan điểm, định hướng và mục tiêu về vận dụng chính sách của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 90 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về vận dụng chính sách của ngân

hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

Thực hiện theo đề án kinh doanh giai đoạn 2017-2022 của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2015 -2017 của Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ, Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ đã đưa ra các quan điểm, định hướng và mục tiêu về vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh như sau:

4.1.1. Quan điểm

Để tăng cường hiệu quả vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ, dựa trên quan điểm của Ngân hàng nhà nước, Agribank Việt Nam và Agribank Hội sở chi nhánh tại Phú Thọ đã xây dựng các quan điểm cho chi nhánh, đó là:

- Nâng cao chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng. Nắm bắt thông tin, đánh giá năng lực tài chính, tính khả thi hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay, đảm bảo tính pháp lý và đủ điều kiện khi phải xử lý. Phát huy vai trò kiểm tra kiểm soát của lãnh đạo phòng khi đề xuất cho vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng để hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn vốn.

- Tiếp tục mở rộng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm và tăng đều trong

năm, ngoài việc giao chỉ tiêu cho cán bộ còn thực hiện việc vận động khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh giới thiệu người thân vay vốn;

- Duy trì việc tổ chức họp phản ảnh công tác tín dụng để cán bộ tín dụng đánh giá thực trạng khách hàng được giao phụ trách, báo cáo kịp thời những khách hàng tiềm ẩn rủi ro, quá hạn đề xuất giải pháp xử lý, đồng thời đề xuất kiến nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để lãnh đạo có giải pháp chỉ đạo tháo gỡ xử lý kịp thời

- Tổ chức phân công cán bộ tín dụng hợp lý: bộ phận trực giao dịch với khách hàng, bộ phận đi cơ sở để tiếp thị, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh và thông tin của khách hàng, báo cáo kết quả với lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời;

- Tiếp tục mở rộng cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ theo văn bản 889;

- Nâng cao vai trò và chất lượng của công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hạn chế chiếu lệ, nhằm kịp thời nắm bắt được tình hình SXKD của khách hàng, hướng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đồng thời phát hiện những khoản vay tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời phù hợp;

- Thường xuyên rà soát việc chuyển nhóm nợ theo thông báo CIC của NHNN để có giải pháp xử lý các trường hợp bị chuyển nhóm, tránh nguy cơ chuyển nợ xấu dẫn đến trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến tài chính của chi nhánh;

- Xây dựng phương án thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã xử lý rủi ro và nợ bán cho VAMC. Rà soát phân tích từng khách hàng để từ đó có giải pháp xử lý nợ cụ thể đối với từng khách hàng phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định, mục tiêu không để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu;

- Để thực hiện mục tiêu dư nợ, hàng tháng Chi nhánh giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho cán bộ tín dụng và cán bộ không làm công tác tín dụng, mục tiêu chủ yếu tập trung vào đối tượng cho vay khách hàng cá nhân.

- Tiếp cận các cơ quan, doanh nghiệp, các trường học trên địa bàn để mở rộng cho vay thấu chi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cán bộ.

- Thường xuyên tổ chức nghiên cứu học tập trao đổi nghiệp vụ, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến cán bộ thực hiện. Giao khoán chỉ tiêu dư nợ cho cán bộ tín dụng và cán bộ không làm công tác tín dụng, bố trí xắp xếp công việc đối với cán bộ tín dụng để có nhiều thời gian đi tiếp thị tìm kiếm khách hàng.

- Tổ chức phát tờ rơi quảng cáo giới thiệu các sản phẩm tín dụng của Agribank đến các hộ dân thuộc địa bàn chi nhánh quản lý và một số xã phường trên thành phố Việt Trì. Phối hợp với các xã (phường) thuộc địa bàn Chi nhánh quản lý quảng cáo về các sản phẩm của Agribank trên đài phát thanh của phường và khu dân cư.

4.1.2. Định hướng

Với chức năng thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, chi nhánh Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ xác định cho vay tiêu dùng là hoạt động quan trọng trong việc phát triển mảng dịch vụ cá nhân, góp phần thu hút một lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận. Do vậy, ngân hàng đã đề ra phương hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới như sau:

- Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của ngân hàng; - Hoàn thiện chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và phí áp dụng cho các đối tượng khách hàng vay tiêu dùng;

- Tiếp tục duy trì các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không ngừng phát triển thêm các đối tượng khách hàng mới;

- Đảm bảo chất lượng các khoản vay tiêu dùng luôn ở mức cao và hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng, giúp khách hàng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích từ các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng;

- Đa dạng hoá các sản phẩm trong hoạt động cho vay tiêu dùng, nhất là các sản phẩm cho vay có rủi ro thấp như cho vay du học, chứng minh tài chính…;

- Thực hiện nghiên cứu ngành hàng, phân đoạn thị trường và khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, tạo dữ liệu thông tin ngành hàng nhằm đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng và đề ra các chính sách cũng như các vấn đề cần lưu ý khi cho vay, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm cho vay tiêu dùng tới đông đảo người dân, các khách hàng mới, các cơ quan, đơn vị…;

- Xây dựng chi tiết kế hoạch, nội dung để kiểm tra, giám sát khách hàng.

4.1.3. Mục tiêu

- Thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là thu hút các khoản tiền gửi của dân cư lên khoảng 55%.

- Chú trọng hơn nữa việc xem xét Dư nợ. Đặc biệt là cơ cấu giữa trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn và dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh; CVTD cầm cố, đời sống.

- Cho vay tiêu dùng đạt: 403 tỷ, tăng trưởng 11.1 % so với năm 2017 - Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 55%/tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 1 % trên tổng dư nợ.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh miếu phú thọ (Trang 90 - 93)